Nghiên cứu sinh Vũ Thị Hiền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h30 ngày 27 tháng 11 năm 2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Thị Hiền, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (Marketing), với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam"
Thứ tư, ngày 18/10/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Marketing)        Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Vũ Thị Hiền
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Huy Thông
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án nghiên cứu ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam trên cơ sở lý thuyết tâm lý xã hội – hành vi (TPB) mở rộng kết hợp với ba yếu tố: giá trị cảm nhận, chủ nghĩa vật chất, khuynh hướng thể hiện đẳng cấp của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng mạnh nhất của giá trị cảm nhận đến ý định mua của người tiêu dùng. Ngoài ra, chuẩn mực chủ quan và khuynh hướng thể hiện đẳng cấp truyền thống được cho là có tác động ngược chiều đến ý định mua; trong khi các biến số còn lại (thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi, giá trị cảm nhận, chủ nghĩa vật chất, khuynh hướng thể hiện đẳng cấp hiện đại) có tác động thuận chiều đến ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án 

- Mô hình nghiên cứu với 7 biến độc lập và 43 quan sát để tìm hiểu ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng được đánh giá là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu đến ý định mua sản phẩm thời trang xa xỉ của người tiêu dùng Việt Nam. Giả thuyết nghiên cứu chuẩn mực chủ quan tác động thuận chiều đến ý định mua bị bác bỏ. Điều này khác biệt với những kết quả nghiên cứu đã công bố, được giải thích bởi sự khác biệt về văn hóa, phong tục và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. 
- Về mặt định lượng, mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố đến ý định mua được coi là chỉ báo quan trọng cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang xa xỉ khi muốn tác động đến ý định mua của người tiêu dùng Việt Nam.

----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Factors affecting the intention to purchase luxury fashion products of Vietnamese consumers
Major: Business Administration (Marketing)                 Code: 9340101
PhD student: Vu Thi Hien                                               PhD ID: NCS38.044MA
Instructors: Assoc.Prof.Dr.Vu Huy Thong
Name of University: National Economics University

New academic and theoretical contributions

The thesis studies the intention to purchase luxury fashion products of Vietnamese consumers on the basis of expanded social psychology - behavioral (TPB) theory combined with three factors: perceived value, materials and trends show the class of consumers. Research results show the strongest influence of perceived value on consumers' purchase intention. In addition, subjective norms and the tendency to demonstrate traditional class are said to have a negative impact on purchase intention; While the remaining variables (attitude, perceived behavioral control, perceived value, materialism, tendency to show modern class) have a positive impact on the intention to buy fashion products luxury of Vietnamese consumers. 

New findings and proposals are drawn from the research results of the thesis

- The research model with 7 independent variables and 43 observations to understand consumers' intention to buy luxury fashion products is considered suitable for the research context in Vietnam.
- Research results indicate the level and direction of influence of each factor in the research model on the intention to purchase luxury fashion products of Vietnamese consumers. The research hypothesis that subjective norms have a positive impact on purchase intention is rejected. This is different from published research results, explained by differences in culture, customs and consumption habits of Vietnamese people.
- Quantitatively, the level and direction of impact of factors on purchase intention is considered an important indicator for business managers in the luxury fashion sector when wanting to influence purchase intention of Vietnamese consumers.