Nghiên cứu sinh Vũ Đăng Mạnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 30/06/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Vũ Đăng Mạnh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam.
Thứ ba, ngày 30/05/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)        Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Vũ Đăng Mạnh
Người hướng dẫn: TS. Hà Ngọc Thắng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án đã đóng góp về mặt lý luận bằng cách áp dụng và mở rộng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) thông qua tích hợp một số yếu tố văn hóa và yếu tố cá nhân, sự (không) sẵn có của sản phẩm xanh vào mô hình nghiên cứu, nghiên cứu đã làm phong phú thêm tri thức về tiêu dùng xanh. Đầu tiên, luận án đã đánh giá sự tác động của một số yếu tố văn hóa (chủ nghĩa tập thể, định hướng dài hạn) và yếu tố cảm nhận cá nhân (quan tâm đến môi trường, kiến thức về môi trường) lên cả ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Thứ hai, luận án đã đánh giá sự tác động của yếu tố cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi lên hành vi tiêu dùng xanh và mối quan hệ giữa các biến trong mô hình TPB, khi mà hầu hết các nghiên cứu trước đó bỏ qua tác động của cảm nhận khả năng kiểm soát đến hành vi tiêu dùng xanh (ElHaffar & cộng sự, 2020). Thứ ba, luận án đã kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố sự (không) sẵn có của sản phẩm xanh lên cả hai mối quan hệ giữa thái độ - ý định và mối quan hệ giữa ý định - hành vi tiêu dùng xanh, khi mà hầu hết các nghiên cứu trước đó bỏ qua mối quan hệ giữa thái độ - ý định tiêu dùng xanh.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố văn hóa và cảm nhận cá nhân có vai trò thúc đẩy ý định và hành vi tiêu dùng xanh thực tế. Theo đó, yếu tố định hướng dài hạn và kiến thức về môi trường có tác động trực tiếp thuận chiều lên cả ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, yếu tố chủ nghĩa tập thể và quan tâm đến môi trường chỉ có tác động trực tiếp và thuận chiều lên ý định tiêu dùng xanh. 

Thứ hai: Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh yếu tố ý định tiêu dùng xanh, yếu tố cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi có vai trò thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh. Theo đó, cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi có tác động trực tiếp, thuận chiều lên hành vi tiêu dùng xanh.

Thứ ba: Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố sự (không) sẵn có của sản phẩm xanh làm giảm sự tác động của thái độ lên ý định và ý định lên hành vi tiêu dùng xanh. Nói cách khác, yếu tố sự (không) sẵn có của sản phẩm xanh gia tăng khoảng cách giữa thái độ- ý định và ý định-hành vi tiêu dùng xanh, làm giảm sự hình thành ý định và hành vi tiêu dùng.

Do vây, để có thể phát triển tiêu dùng xanh ở Việt Nam, tác giả đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố thuộc mô hình TPB, một số yếu tố văn hóa và yếu tố cảm nhận cá nhân cũng sự sẵn có của sản phẩm xanh để thúc đẩy ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam. 


---------------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Research topic: Researching the factors affecting Vietnamese consumers’ green consumption behavior
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration)            Code: 9340101
PhD candidate: Vu Dang Manh            
Instructor:  Dr. Ha Ngoc Thang

Theoretical contributions  

The thesis has made three main theoretical contributions as follows. First, this study applied an extended model of the Theory of Planned Behavior (TPB) to explore the effects of cultural dimensions and personal dimensions on Vietnamese consumer's green purchase intention and behavior. Second, while the relationship between perceived behavioral control and green buying behavior in the TPB have been neglected in the prior studies (ElHaffar et al., 2020), this study aims to explore the impact of perceived behavioral control on Vietnamese consumer's green purchase behavioral and the interrelation between the three antecedents in the TPB. Third, this study also evaluates the moderating effect of the (un) availability of green products on the green purchase attitude - intention and intention - behavior link. However, most of the previous studies did not evaluate the moderating role of green product availability on the relationship between attitudes and green consumption intentions.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis 

First: The results show that factors of cultural dimensions and personal dimensions play a role in promoting green purchase intention and behavior. Accordingly, long-term orientation and personal environmental knowledge are considered two factors that have positive and direct effects on green purchase intention and behavior. However, collectivism and environmental concern are identified as two factors that have only positive and direct effects on the green purchase intention.
Second: The research results also show that besides green purchase intention, the perceived behavior control also serves as a significant antecedent that has a positive and direct effect on the actual consumers’ green purchase behavior. 
Third: The (un) availability of green products plays an important role in widening the attitude - intention and intention -behavior link. In other words, this factor impedes the green purchase intention and behavior as well as contributes to tightening the gap between attitude - intention and intention - behavior.
Therefore, the author proposes that the government and practitioners need to focus on perceived behavior control, cultural dimensions, and personal dimensions as well as the availability of green products to promote green consumption intention and behavior of Vietnamese consumers.