Nghiên cứu sinh Võ Thị Hồng Hạnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Võ Thị Hồng Hạnh, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4."
Thứ sáu, ngày 19/01/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Vai trò Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Họ và tên NCS: Võ Thị Hồng Hạnh             Mã NCS: NCS36.018CT
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị                Mã số: 9310102
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Thắng 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

     Trên cơ sở kế thừa và phát triển từ những nghiên cứu trước đây, Luận án đã xác định thêm hai nhân tố ảnh hưởng tới vai trò nhà nước đối với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: (i) Sự tham gia chủ động người dân cụ thể là nông dân và người lao động vào công tác đào tạo và tự đào tạo để nâng cao tay nghề, tự bỏ tiền đầu tư trang thiết bị mới, công cụ lao động mới; sẵn sàng gia nhập các tổ chức sản xuất mới chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn. (ii) khả năng thích ứng của nhà nước đối với Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

    Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, thay vì việc Nhà nước trực tiếp tạo việc làm cho người lao động như các quan điểm truyền thống trước đây, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nhà nước cần ưu tiên tạo môi trường thuận lợi nhất khuyến khích người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng chủ động, tích cực tham gia vào đào tạo, chuyển đổi nghề và tự tạo việc làm cho bản thân (đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp). Đây được coi là vai trò nổi bật nhất của Nhà nước trong bối cảnh mới.
    Khác với kết luận của nhiều nghiên cứu trước, Luận án tìm thấy sự khác biệt đáng kể, có ý nghĩa thống kê trong đánh giá của người lao động và cán bộ quản lý nhà nước về hiệu lực bộ máy Nhà nước. Trong đó, người lao động chưa đồng tình với ý kiến cho rằng bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu quả. Đặc biệt họ cho rằng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức theo chuẩn năng lực mới vẫn chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là năng lực thích ứng và nhóm năng lực quản lý.
    Từ đó, Luận án đã đề xuất những hướng giải pháp mới để nâng cao vai trò của Nhà nước, trong bối cảnh mới, đó là: phải nâng cao sức mạnh nội tại của nhà nước từ cán bộ công chức, hiệu lực của bộ máy, tăng trách nhiệm giải trình và tăng “sự hài lòng” của người dân.
-----------------------------------------------------

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis topic: The role of the state in creating jobs for agricultural workers in the Red River Delta in the context of the 4th industrial revolution
Phd candidate: Vo Thi Hong Hanh             
Major: Political Economics
Scientific advisor: Assoc.Prof.Dr. Dang Van Thang
Training facility: National Economics University        

New contributions in terms of academic, theoretical

     Based on inheritance and development from previous researches, the thesis has identified two additional factors affecting the role of the state in creating jobs for agricultural workers in the context of the 4th Industrial Revolution: (i) Active participation of people, specifically farmers and workers, in training and self-training to improve their skills, and invest their own money in new equipment and new labor tools; be ready to join new production organizations that are more professional and more efficient. (ii) the state's ability to adapt to the 4th Industrial Revolution to create jobs for agricultural workers.

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis 

Research results have confirmed that the State instead of directly creating jobs for workers as in previous traditional views, in the context of the 4th Industrial Revolution, the State needs to prioritize creating an environment which is the most favorable to encourage agricutural workers to be active and actively participate in training, change careers and create jobs for themselves (innovation, creativity, entrepreneurship). It is considered the most prominent role of the State in the new context.
Unlike the conclusions of many previous studies, the thesis found a significant and statistical significance difference in the assessment of workers and state management officials on the effectiveness of the state apparatus. Workers do not agree with the idea that the State apparatus is streamlined and effective. In particular, they believe that according to the new competency standards, the quality of civil servants is still imqualified, especially the adaptive and management capacity group.
Since then, the thesis has proposed new solutions to enhance the role of the State, in the new context, that is: to improve the internal strength of the State from civil servants, the effectiveness of the State apparatus; and to increase accountability and citizen "satisfaction".