Nghiên cứu sinh Trương Việt Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 05/10/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trương Việt Phương chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, với đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học thông minh cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam – Thực nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh"
Thứ sáu, ngày 04/08/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học thông minh cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam – Thực nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý    Mã số: 9340405
Nghiên cứu sinh: Trương Việt Phương        Mã NCS: NCS37.109TT
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Tiến Đạt
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1)    Các phân tích về sự cần thiết của mô hình Đại học thông minh (ĐHTM) của luận án đã đóng góp vào cơ sở lý luận về việc chuyển đổi mô hình ĐHTT sang mô hình ĐHTM.
(2)    Mô hình ISSL (Information System – Smart Levels) tổng quát là mô hình ĐHTM dựa trên sự tích hợp hệ thống thông tin (HTTT) và các cấp độ thông minh do luận án đề xuất đã cung cấp thêm một cách tiếp cận mới trong các lý thuyết xây dựng mô hình đại học thông minh.
(3)    Quy trình áp dụng cụ thể mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối Kinh tế ở Việt Nam đã được đề xuất trong luận án là cơ sở phương pháp luận giúp cho việc áp dụng mô hình ISSL vào các hoạt động  khác của các trường đại học. 
(4)    Cách thức đánh giá cấp độ thông minh của từng thành phần HTTT của ĐHTM cũng đã được đề xuất trong luận án này đã góp phần vào cơ sở lý luận giúp đánh giá mức độ thông minh trong quá trình chuyển đổi từ ĐHTT sang ĐHTM.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1)    Tiếp cận theo hướng các thành phần HTTT giúp các nhà hoạch định, xây dựng, triển khai ĐHTM có mô hình tham khảo xây dựng HTTT ĐHTM.
(2)    Việc tích hợp cấp độ thông minh của ĐHTM giúp mô hình thể hiện được mục tiêu HTTT ĐHTM hướng tới, đồng thời hỗ trợ việc đánh giá và cải tiến cấp độ thông minh của ĐHTM.
(3)    Kết quả nghiên cứu có thể nhân rộng áp dụng trong tất cả các trường khối kinh tế và tổng quát hóa thành tài liệu hướng dẫn chung cho việc xây dựng ĐHTM cho các trường đại học khối kinh tế.
(4)    Phạm vi luận án chỉ đề cập đến hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình ISSL tổng quát có thể được nghiên cứu mở rộng cho toàn bộ hoạt động của trường đại học không chỉ khối kinh tế mà còn các khối khác.

------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Smart university model for training management at economics universities in Vietnam: A Case Study at University of Economics Ho Chi Minh City
Major: Management Information Systems    Code: 9340405
PhD. Student: TRUONG Viet Phuong        PhD. Student Code: NCS37.109TT
Instructors: Dr. TRAN Thi Thu Ha, Dr. NGUYEN Tien Dat
Training institution: National Economics University 

New scholarly and theoretical contributions 

(1)    The thesis's analysis of the necessity of the Smart University (SmU) model has contributed to the theoretical basis for converting the traditional university model to the SmU model.
(2)    The general ISSL (Information System – Smart Levels) model is an SmU model based on the integration of Information Systems (IS) and Smart Levels proposed by the thesis, which has provided a new approach in the theories of building a SmU model.
(3)    The specific application process of ISSL model to training management at economics universities in in Vietnam proposed in the thesis is the methodological basis for the application of ISSL model to other activities of universities. 
(4)    The method of assessing the smart level of each component of the SmU’s information system has also been proposed in this thesis, which has contributed to the theoretical basis for assessing the smart levels in the transition from traditional university to SmU.

New findings and proposals drawn from the results of research and survey of the thesis 

(1)    The approach towards the components of IS helps planners, builders and implementers of SmU have a reference model for building the SmU’s information system.
(2)    The integration of Information Systems (IS) and Smart Levels helps the model demonstrate the goals of the SmU towards it, and at the same time supports the evaluation and improvement of the smart level of the SmU.
(3)    The thesis results can be replicated in all economics universities and generalized into a general guideline for building SmU for economics universities.
(4)    The scope of the thesis only refers to management and training at economics universities in Vietnam. However, the general ISSL model can be extended to the entire university activities not only economic sector but also other sectors.