Nghiên cứu sinh Trịnh Thị Thu Giang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 26/06/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trịnh Thị Thu Giang, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài: Impacts of student engagement on student learning outcomes and competencies: Research on business and management students in Vietnam.
Thứ tư, ngày 10/05/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của gắn kết sinh viên đến các kết quả đào tạo đầu ra và năng lực sinh viên – Nghiên cứu đối với sinh viên ngành kinh doanh và quản trị tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Trịnh Thị Thu Giang  
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Lan Hương, GS.TS. Hoàng Văn Hoa

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Đóng góp lý thuyết đầu tiên của nghiên cứu này là đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc sử dụng các lý thuyết học tập của người trưởng thành để giải thích cách thức sự gắn kết sinh viên tạo ra và thúc đẩy sự phát triển của sinh viên ở bậc đại học. Việc áp dụng lý thuyết học tập trải nghiệm cho thấy sự tương thích cao đối với gắn kết sinh viên, vì bốn giai đoạn của chu trình học tập trải nghiệm trùng khớp với bốn khía cạnh của sự gắn kết sinh viên. Lý thuyết học tập xã hội bổ sung cho việc áp dụng của lý thuyết học tập trải nghiệm bằng cách cung cấp các phương thức học tập khác nhau thông qua quá trình môhình hóa hoặc quan sát.

Thứ hai, nghiên cứu đóng góp bằng cách đề xuất một cấu trúc hoàn chỉnh về sự gắn kết sinh viên dựa trên cách tiếp cận toàn diện cùng với một bộ công cụ đo lường được bổ sung đầy đủ. Các mô hình hiện có về sự gắn kết sinh viên bên ngoài lớp học chưa hề đề cập đến yếu tố gắn kết chủ động. Do đó, việc xác nhận yếu tố thứ tư này trong bối cảnh bên ngoài lớp học cung cấp cơ sở cho một mô hình tích hợp về sự gắn kết sinh viên xuyên suốt với 4 yếu tố và 2 bối cảnh. Bằng cách sử dụng các chỉ báo đo lường có sẵn và đề xuất các chỉ báo đo lường bổ sung, một công cụ đo lường hoàn chỉnh về sự gắn kết sinh viên ở bậc đại học đã được đề xuất và kiểm định trong khuôn khổ của luận án này.

Thứ ba, nghiên cứu này đóng góp những hiểu biết mới về tác động của sự gắn kết sinh viên đối với kết quả đào tạo đầu ra và năng lực của sinh viên ngành kinh doanh và quản lý ở Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Nghiên cứu khẳng định sự gắn kết sinh viên trong lớp học có tác động tích cực đến tất cả các khía cạnh của kết quả đào tạo đầu ra và năng lực của sinh viên, trong khi sự gắn kết sinh viên bên ngoài lớp học có tác động vừa phải đến kết quả đào tạo đầu ra về tình cảm và tác động tương đối yếu đến hầu hết các năng lực của sinh viên. Tuy nhiên, không có tác động đáng kể nào của gắn kết sinh viên bên ngoài lớp học đối với kết quả đào tạo đầu ra về nhận thức và năng lực quản lý bản thân của sinh viên.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa các khuyến nghị để tăng cường sự gắn kết sinh viên trong các trường đại học Việt Nam, như thúc đẩy chính sách gắn kết sinh viên, thiết kế các hoạt động trong lớp phù hợp, xây dựng môi trường tương tác ngoài lớp học đa dạng và coi gắn kết sinh viên như một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, thông qua đó nâng cao kết quả đào tạo đầu ra và năng lực của sinh viên ngành kinh doanh và quản lý.

--------------------

DISSERTATION CONTRIBUTIONS

Dissertation title: Impacts of student engagement on student learning outcomes and competencies: Research on business and management students in Vietnam
Specialization: Business Administration (Business School)      Code: 9340101
PhD. candidate: Trinh Thi Thu Giang  
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Le Thi Lan Huong, Prof.Dr. Hoang Van Hoa

Theoretical contributions of the dissertation

The first contribution of this study is to brings in a new approach of using adult learning theories in explaining how student engagement initiates and facilitates student development in higher education. The experiential learning theory is found to fully match with student engagement as the four stages of experiential learning cycle completely align with the four dimensions of student engagement, while the social learning theory complements the application of the experiential learning theory by providing different learning modes of learning through modelling or observation.

Secondly, the research contributes by proposing a complete structure of student engagement in a holistic approach and its measurement instrument. Existing models of student out-of-class engagement have not considered agentic engagement as an essential component. The confirmation of out-of-class student agentic engagement in this research therefore establishes an integrated model of student engagement across its dimensions and contexts. By adopting available measurement items and proposing additional measurement items for the out-of-class agentic engagement, a complete measurement instrument of student engagement in higher education has been presented and validated.

Thirdly, this research contributes to the body knowledge of student engagement by producing knowledge regarding impacts of student engagement on student learning outcomes and competencies for business and management students in Vietnam.

Findings and recommendations based on the research and survey of the dissertation

The research confirms that student in-class engagement has moderate and significant impacts on all aspects of student desirable outcomes, and student out-of-class engagement has a moderate impact on student affective learning outcomes and relatively weak impacts on most of student competencies. There is, however, no significant impact of student out-of-class engagement on student cognitive learning outcomes and managing self competence.

Based on the findings, the research provides recommendations to enhance student engagement in higher education institutions in Vietnam, e.g. promoting an active student engagement policy, designing relevant in-class activities, building diversified out-of-class environments, and setting student engagement a formal criterion for quality assessment, through which to develop student learning outcomes and competencies in the field of business and management.