Nghiên cứu sinh Trịnh Quốc Tuy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 04/10/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trịnh Quốc Tuy, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 03/09/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới biến động kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học                       
Nghiên cứu sinh: Trịnh Quốc Tuy
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quốc Hội, PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1) Đưa ra định nghĩa và cách đo lường biến động kinh tế vĩ mô, coi biến động kinh tế vĩ mô là sự tăng trưởng hoặc sụt giảm thất thường của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian, được thể hiện qua sự thay đổi của các chỉ số kinh tế vĩ mô đơn lẻ và chỉ số vĩ mô tổng hợp gồm: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách và chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô. 
 
(2) Đưa ra cơ chế tác động của FDI với vai trò nguồn vốn bên ngoài vào tới biến động của tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách và chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô.
 
(3) Bằng việc sử dụng mô hình VAR, VECM và thống kê mô tả với số liệu từ quý 4/1991 - quý 4/2017 đánh giá tác động của FDI tới các chỉ số: tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá hối đoái và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, đưa ra kết luận: FDI là một trong những nguyên nhân gây ra biến động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2017.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
(1) Luận án kết luận: giai đoạn 1991-2017 ở Việt Nam, biến động của FDI có quan hệ nhân quả và có tác động cả ngắn hạn, dài hạn và là nguyên nhân gây ra biến động của bất ổn kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá hối đoái. Do đó, thu hút, sử dụng hiệu quả FDI có vai trò hạn chế tiêu cực của biến động kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. 
 
(2) Luận án đã đưa ra 06 định hướng thu hút FDI thời gian tới và đề xuất các giải pháp: (i) tạo môi trường thuận lợi cho thu hút FDI, trong đó cần thiết lập trung tâm cảnh báo sớm về làn sóng đầu tư, đưa ra “sách trắng” về thu hút đầu tư và thương mại, mời các đối tác tiềm năng tham gia xây dựng chính sách và soạn thảo “sách trắng”; (ii) tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho thu hút FDI theo định hướng trên, trong đó cần mời các chuyên gia, nhà đầu tư tiềm năng tham gia tư vấn, thẩm định các quy hoạch, thiết kế, chiến lược cho việc này; (iii) nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, trong đó chú trọng xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư riêng với các đối tác cụ thể như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…; (iv) lành mạnh hóa hoạt động thu hút, sử dụng FDI, trong đó tăng cường quản lý, triệt để xử lý các nhà đầu tư có hành vi gian lận, “chuyển giá” làm thất thu ngân sách nhà nước, hiện tượng đầu cơ, đầu tư vào các dự án phi sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài.
 
(3) Luận án còn hạn chế như: (i) chưa đánh giá tác động của FDI tới các chỉ số vĩ mô đơn lẻ như nợ nước ngoài, nợ xấu và vấn đề “chuyển giá” cũng như các mặt tiêu cực khác; (ii) chưa nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước tương tự Việt Nam về thu hút FDI cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; (iii) kết quả nghiên cứu trên mới chỉ đúng với Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2017, là kết quả tham khảo đối với các vùng và giai đoạn nghiên cứu khác. 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis: Impact of foreign direct investment (FDI) on macroeconomic fluctuations in Vietnam
Major: Economics;                                           
PhD student: Trinh Quoc Tuy;                      
Supervisor: Prof.Dr Le Quoc Hoi, Prof.Dr Nguyen Viet Hung
Training institutions: National Economics University
 
New contributions in academics and theory
 
(1) Give definitions and ways to measure macroeconomic fluctuations, consider macroeconomic fluctuations as the growth or slump of an economy over a period of time, expressed through the changes in single macroeconomic indicators and aggregate macro indexes including: economic growth, inflation, exchange rate, budget deficit, and macroeconomic instability index.
 
(2) Provide the mechanism of the impact of FDI as an external source of capital on the changes of economic growth, inflation, exchange rate, budget deficit and macroeconomic instability index.
 
(3) By using the VAR, VECM models and descriptive statistics with data from 4th Quarter in 1991 till 4th Quarter in 2017 assess the impact of FDI on indicators: economic growth, inflation, exchange rate and macroeconomic instability in Vietnam, the conclusion is that FDI is one of the causes of Vietnams macroeconomic fluctuations in the period 1991 - 2017.
 
New findings and proposals drawn from the research results and surveys of the thesis
 
(1) The thesis concludes: in the period of 1991-2017 in Vietnam, the fluctuation of FDI is causal and has both short-term and long-term effects and is the cause of the fluctuations of macroeconomic instability, growth, inflation, and exchange rates. Therefore, effectively attracting and using FDI plays a negative role in macroeconomic fluctuation, contributing to macroeconomic stability.
 
(2) The thesis has provided 06 orientations for FDI attraction in the coming time and proposed solutions are: (i) creating favorable environment for FDI attraction, in which it is necessary to establish an early warning center for FDI wave, offer a "white book" on attracting investment and trade, invite potential partners to participate in policy formulation and draft "white book"; (ii) creating favorable infrastructure for attracting FDI with the above direction, in which, experts and potential investors should be invited to consult and evaluate planning, designs and strategies for this work; (iii) improve the efficiency of investment promotion, in which it is essential to focus on building a separate investment promotion strategy with specific partners such as the US, EU, Japan, etc.; (iv) make attracting and using FDI activities become transparent, in which strengthen the management and handling of the investors who commit frauds, "transfer prices" and cause losses to state budget, gambling and investing phenomena in non-production projects of foreign investors.
 
(3) The thesis still has drawbacks which are: (i) not yet assessing the impact of FDI on single macro indicators such as foreign debt, bad debt and "price transfer" issues as well as other negative aspects; (ii) have not studied the experience of some countries that are familiar to Vietnam in attracting FDI with macroeconomic stability objectives; (iii) the above research results are only true for Vietnam in the period 1991 - 2017, which is the reference result for other regions and research periods.