Nghiên cứu sinh Trần Thị Thúy An bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 08/11/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Thúy An, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tài chính tại Việt Nam"
Thứ hai, ngày 16/10/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tài chính tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Thúy An        Mã NCS: NCS39.18TC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Tâm, PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Thứ nhất, luận án lựa chọn các chỉ tiêu riêng lẻ đo lường sự phát triển tài chính (PTTC) đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây để xây dựng chỉ tiêu tổng hợp đo lường PTTC trên hai khía cạnh số lượng và chất lượng. Thước đo PTTC dựa trên khía cạnh số lượng và chất lượng phản ánh toàn diện thực trạng PTTC hơn so với các thước đo trước chủ yếu tập trung đo lường PTTC dựa trên mặt số lượng. 
- Thứ hai, bên cạnh các nhân tố được xác định có thể ảnh hưởng tới PTTC trong các nghiên cứu trước đây (tăng trưởng kinh tế, lạm phát, kiều hối, nợ công, mở cửa thương mại, mở cửa tài chính, chất lượng thể chế), luận án đã mở rộng nghiên cứu tác động của nhân tố nhân khẩu học và lựa chọn tỷ lệ già hóa dân số là chỉ tiêu mới đại diện cho nhân tố nhân khẩu học trong nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới PTTC tại Việt Nam. Nội dung này lấp đầy khoảng trống khi các nghiên cứu trước đây mới chỉ sử dụng chỉ tiêu mật độ dân số hoặc tỷ lệ phụ thuộc theo độ tuổi đại diện cho nhân tố nhân khẩu học, coi đó như biến kiểm soát và chưa chỉ ra được tác động rõ ràng nào của nhân khẩu học tới PTTC.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Thứ nhất, sử dụng thước đo PTTC trên hai khía cạnh số lượng và chất lượng, luận án đánh giá sự PTTC tại Việt Nam về cả mặt số lượng và chất lượng đều có sự phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, chất lượng PTTC có nhiều biến động hơn, được thể hiện rõ nét qua các giai đoạn: khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, lạm phát tăng cao năm 2011-2012, đại dịch Covid 19 năm 2019-2020. Điều đó cho thấy hệ thống tài chính Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều yếu kém nội tại. Mặc dù ngày càng có tính đa dạng hơn theo xu thế hội nhập, nhưng hiệu quả của hệ thống vẫn chưa có nhiều cải thiện đáng kể để tương xứng với sự phát triển về mặt số lượng.
- Thứ hai, áp dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để nghiên cứu và kiểm định 8 giả thuyết về tác động của các nhân tố tới PTTC tại Việt Nam, luận án kết luận tăng trưởng kinh tế, nợ công (tín dụng ngân hàng dành cho khu vực công), mở cửa tài chính, chất lượng thể chế có ảnh hưởng tích cực, ngược lại, lạm phát và già hóa dân số có tác động tiêu cực tới PTTC tại Việt Nam. Tuy nhiên, mở cửa thương mại và kiều hối không cho thấy ảnh hưởng rõ ràng tới PTTC tại nước ta, mặc dù các nghiên cứu trước đây phát hiện ra tác động tích cực của chúng tới PTTC. Ảnh hưởng tiêu cực của già hóa dân số tới PTTC là một phát hiện mới, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng lại cần tăng cường PTTC để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để luận án đưa ra 7 khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy PTTC tại Việt Nam.

-----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Determinants of financial development in Vietnam
Major: Finance - Banking                Code: 9340201
Name of candidate: Tran Thi Thuy An        Candidate Code: NCS39.18TC
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Le Thanh Tam, Assoc.Prof.Dr. Pham Thi Hoang Anh
Institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions 

- Firstly, the thesis has selected individual indicators of financial development measurement that have been used in previous studies to develop a composite indicator of financial development measurement in both quantitative and qualitative aspects. The new measurement more comprehensively reflects the current situation of financial development than the previous measures, mainly focusing on quantitative aspect. 
- Secondly, in addition to the factors identified that may affect financial development in previous studies (economic growth, inflation, remittances, public debt, trade openness, financial openness, institutional quality), the thesis expanded the study of the impact of demographic factors and selected the aging population rate as a new proxy for demographic factors in studying the determinants of financial development in Vietnam. This content fills the gap when previous studies have only used population density or age-dependent ratio as proxy for demographic factors, treating them as control variables and have not shown any convincing evidence of the link between these proxies and financial development.

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis 

- Firstly, using the new measurement of financial development in both quantitative and qualitative aspects, the thesis assessing the financial development of Vietnam has developed over time in both aspects. However, the quality of financial development has been more volatile, which is clearly reflected through the periods: the global financial crisis in 2008, high inflation in 2011-2012, the Covid 19 pandemic in 2019-2020. This shows that Vietnam's financial system still has many potential internal weaknesses. Although it is becoming more and more diverse according to the trend of integration, the efficiency of the system has not improved significantly to match the development in terms of quantity. 
- Secondly, by applying the Autoregressive Distributed Lag method (ARDL) to study and test 8 hypotheses on the impact of factors on financial development in Vietnam, the thesis concludes that economic growth, public debt (bank credit to the public sector), financial opennes, institutional quality has a positive influence, but inflation and ageing population have a negative impact on financial development in Viet Nam. However, trade openness and remittances have not shown any clear impact on financial development in our country, although previous studies have found their positive impact on financial development. The negative impact of ageing population on financial development is a new and important finding in the context that Viet Nam is experiencing a rapid ageing population but needs to strengthen financial system to meet the needs of integration. These research results are an important basis for the thesis to propose 7 policy recommendations to promote financial development in Vietnam.