Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Trần Thăng Long bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thăng Long, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD) với đề tài: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Thứ năm, ngày 02/05/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết  quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Trần Thăng Long        Mã NCS: NCS39.17QTV
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thành Hưng, PGS.TS Đào Thị Thanh Lam
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án đã bổ sung và phát triển thang đo cho thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao (TTQTNNLTTC). Cụ thể: (1) bổ sung thêm thang đo cho các biến độc lập thường được sử dụng gồm “tuyển dụng lựa chọn”, “đào tạo phát triển”, “đánh giá công việc”. (2) khái niệm hóa và phát triển thang đo với hai nhân tố mới CD “hoạt động cộng đồng trong doanh nghiệp” và CN “áp dụng công nghệ trong quản trị nguồn nhân lực”, đóng góp vào thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao. Thứ hai, luận án nghiên cứu biến kiểm soát về sở hữu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước) – đây là đặc điểm riêng có của doanh nghiệp Việt Nam cũng như một số quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Mối quan hệ thuận chiều của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mạnh hơn với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Thứ ba, luận án sử dụng các biến đo lường khách quan về kết quả kinh doanh bằng chỉ số tăng trưởng doanh thu, ROE và Tobin’s Q, bên cạnh các biến đo lường chủ quan qua khảo sát. Đây cũng là gợi ý của nhiều nhà nghiên cứu đi trước, mà do hạn chế về mặt số liệu chưa thể thực hiện. Cụ thể luận án kết luận thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao tác động thuận chiều với kết quả kinh doanh, đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án chỉ ra TTQTNNLTTC có tác động cùng chiều với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó các nhân tố mới gồm CD “hoạt động cộng đồng trong doanh nghiệp” và CN “áp dụng công nghệ trong QTNNL” có tác động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp với các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, đầu tư, tăng cường áp dụng thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao nhằm đạt kết quả kinh doanh tốt hơn trong dài hạn. Khuyến cáo các nghiên cứu tương lai có thể tăng quy mô mẫu nghiên cứu,  nghiên cứu định tính chi tiết hơn với các nghiên cứu điển hình (case study) tại các doanh nghiệp, để khám phá sâu hơn mối quan hệ, và các yếu tố tác động giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis topic: The relationship between high-performance human resource management practices and firm performance of listed companies in Vietnam
Specialization: Business Administration (NEU Business School) Code: 9340101
Ph.D. candidate: Tran Thang Long         Code: NCS39.17QTV
Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Vu Thanh Hung, Assoc. Prof. Dr. Dao Thi Thanh Lam
Educational institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions:
Firstly, the thesis has supplemented and developed measurement scales for high-performance human resource management practices (HPHRMP). Specifically: (1) added measurement scales for commonly used independent variables including "recruitment selection," "training development," and "performance appraisal" (2) conceptualized and developed measurement scales with two new factors CD "community activities within the enterprise" and CN "application of technology in human resource management," contributing to the measurement of high-performance human resource management practices. Secondly, the thesis studied control variables regarding enterprise ownership (state-owned enterprises and non-state enterprises) - a unique characteristic of Vietnamese enterprises as well as some countries with transitional economies. The positive relationship between high-performance human resource management practices and firm performance is stronger in non-state enterprises. Thirdly, the thesis used objective measurement variables for firm performance using revenue growth rate indices, ROE, and Tobin's Q, alongside subjective measurement variables through surveys. This is also a suggestion of many previous researchers, which could not be implemented due to data limitations. Specifically, the thesis concludes that high-performance human resource management practices positively impact firm performance, measured by Tobin's Q index.

New findings and proposals drawn from the research results and surveys of the thesis:

The thesis indicates that HPHRMP has a positive impact on the firm performance , where the new factors including CD "community activities within the enterprise" and CN "application of technology in HRM" affect the firm performance. Based on the research results, the thesis proposes several recommendations and solutions for Vietnamese enterprise managers to invest and enhance the application of high-performance human resource management practices to achieve better firm performance in the long term. Future research is advised to increase the sample size and conduct more detailed qualitative research with case studies at enterprises to further explore the relationship and influencing factors between high-performance human resource management practices and firm performance.