Nghiên cứu sinh Trần Quang Bách bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 01/03/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Quang Bách, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung bộ" theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
Thứ ba, ngày 25/01/2022

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting

Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung bộ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Trần Quang Bách        Mã NCS: NCS37.043QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Kim Thanh, 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Luận án đã kết hợp các lý thuyết về đặc điểm công việc của Hackman và Oldham và lý thuyết về thang đo EI của Mayer và Salovey (1997) trong nghiên cứu về động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung, xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với bối cảnh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ và cho thấy các nhân tố đặc điểm công việc, năng lực cảm xúc bao gồm: nhận biết cảm xúc, sử dụng cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc, kiểm soát các xúc có tác động thuận chiều đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung tại các các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ.
(2) Chứng minh đươc có sự khác biệt về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung tại các các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ theo nhóm tuổi và thâm niên công tác. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Nhà quản lý cấp trung cần rèn luyện khả năng truyền đạt cảm xúc và nhu cầu cá nhân với người khác, tự nhận thức được sự thay đổi trong cảm xúc cá nhân có tác động đến các quyết định trong quản lý. 
(2) Cần nâng cao khả năng tạo ảnh hưởng, tạo xúc tác để thay đổi, kiểm soát hành vi nhân viên của các nhà quản lý cấp trung; nâng cao khả năng cảm nhận, hiểu được cảm xúc của nhân viên, hiểu được thông điệp ngôn ngữ không lời của nhân viên. 
(3) Nhà quản lý cấp trung ngoài việc hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân thì cũng cần nắm bắt tâm lý, nhu cầu, kỳ vọng của nhân viên dưới quền và nhà lãnh đạo. Cần xây dựng, duy trì các mối quan hệ dựa trên việc tăng chia sẻ tri thức, công việc với các nhân viên và nhà quản lý khác. 
(4) Nhà quản lý cấp trung cần được đào tạo để nâng cao sự hiểu biết các vấn đề xảy ra trong công việc, phát triển kỹ năng tự kiểm soát cảm xúc, làm chủ bản thân, có khả năng làm việc dưới áp lực cao. 
(5) Khuyến khích nhà quản lý cấp trung tích cực tham gia các hoạt động quản lý nhóm trong và ngoài công việc nhằm kích thích hiệu quả công việc và sự gắn bó với nhau giữa nhà quản lý và nhân viên.

--------------------------------

NOVEL CONTRIBUTIONS OF THESIS

Thesis: Factors affecting the working motivation of management workers in small and medium enterprises in the North Central region
Major: Business Administration (Department of Business Administration)    Code:  9340101_QTK
PhD candidate: Tran Quang Bach        Candidate code: NCS37.043QTK
Scientific Research Supervisor: Associate Professor, Dr. Ngo Kim Thanh,
Training institution: National Economics University

Novel contributions in respect to learning and theory

(1) The thesis has combined the theories of job characteristics of Hackman and Oldham and the theory of EI scale of Mayer and Salovey (1997) in the study of middle managers' work motivation, building build and test a research model with the context of small and medium-sized enterprises in the North Central region and show that the factors of job characteristics and emotional competence include: ecognition of emotion, use of emotion, understanding of emotion, control of emotion have a positive impact on the working motivation of middle managers in small and medium enterprises in the North Central region.
(2) The thesis has proved that there is a difference in emotional capacity of middle managers in small and medium enterprises in the North Central region by age group and working seniority. 

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

(1) Mid-level managers need to practice the ability to communicate their feelings and personal needs to others, self-aware of changes in personal emotions that affect management decisions. 
(2) It is necessary to improve the ability of middle managers to influence and catalyze to change and control employee behavior; improve the ability to feel, understand employees' emotions, understand employees' non-verbal messages. 
(3) Middle managers, in addition to understanding and controlling their own emotions, also need to grasp the psychology, needs, and expectations of subordinates and leaders. It is necessary to build and maintain relationships based on increasing knowledge and work sharing with other employees and managers. 
(4) Middle managers need to be trained to improve their understanding of work-related problems, develop skills in self-control, self-mastery, and the ability to work under high pressure. 
(5) Encourage middle managers to actively participate in group management activities inside and outside work to stimulate work efficiency and cohesion between managers and employees.