Nghiên cứu sinh Trần Đại Hải bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/10/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Đại Hải, chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam.
Thứ ba, ngày 22/06/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh            Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Trần Đại Hải
Người hướng dẫn: PGS. TS Dương Thị Liễu; PGS. TS Lê Trọng Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1.    Đã có nhiều học giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) của các trường đại học, tuy nhiên các nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu tập trung phân tích các yếu tố riêng lẻ và áp dụng khung phân tích cho hầu hết các lĩnh vực mà chưa chú trọng sự đặc thù của các ngành, lĩnh vực cụ thể; các nghiên cứu trong nước phần lớn tập trung đánh giá thực trạng, thể chế chính sách và quản lý tài chính... để đưa ra các giải pháp định tính là chính, thiếu các nghiên cứu định lượng, mô hình hóa tác động của các nhân tố khác nhau tới kết quả NCKH để từ đó đưa ra các giải pháp “’trúng và đúng”. Luận án này đã xây dựng mô hình và hiệu chỉnh các thang đo cho phép đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tạo nên và các nhân tố điều kiện tới kết quả NCKH của giảng viên. 
2.    Luận án đã đưa ra được cách đánh giá trọng số cho các thành phần tạo ra kết quả nghiên cứu dựa trên hiệu chỉnh lại cách tính điểm NCKH của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. 
3.    Luận án đã lượng hóa, “đo lường” được ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau tới các khía cạnh của kết quả NCKH của giảng viên đại học các trường đại học kinh tế (gồm cả kết quả tổng hợp và điểm các thành phần) làm cơ sở đề xuất các giải pháp tương ứng, đồng thời đề xuất được một mô hình đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng công bố quốc tế trên ISI/Scopus của giảng viên đại học - một tiêu chí không còn mới nhưng ngày càng được coi trọng ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

1.    Trái với quan niệm thông thường, nhiều nhân tố được kỳ vọng giúp tăng khả năng công bố (kể cả trên ISI/Scopus) của giảng viên như động cơ theo đuổi học thuật, học hàm PGS, GS… thì thực tế lại có tác động âm; các hoạt động nghiên cứu khác (làm đề tài, viết sách, hướng dẫn NCKH…) hầu như không có ảnh hưởng tới điểm công bố, chứng tỏ tiêu chuẩn đầu ra NCKH của giảng viên còn thấp, chưa hướng tới hoạt động công bố quốc tế; việc các giảng viên coi trọng uy tín khoa học, sự tôn trọng trong giới khoa học hơn hẳn các yếu tố còn lại cho thấy các giảng viên hiện nay ít trông đợi vào chính sách khuyến khích NCKH của nhà trường hay các cấp, đây là dấu hiệu cho thấy các chính sách về NCKH của nhà trường còn nhiều bất cập. Đặc biệt, yếu tố tài chính không quan trọng như vẫn được quan niệm, bằng chứng là hai động cơ tài chính (thu nhập thêm từ chuyển giao công nghệ và khuyến khích vật chất) chỉ đứng thứ 7 và 8 trong 12 lựa chọn của giảng viên được phỏng vấn, trên thực tế các giảng viên đánh giá cao các động cơ bên trong (động cơ phấn đấu tự thân) hơn là các động cơ bên ngoài.
2.    Ảnh hưởng của các nhân tố động cơ, rào cản, điều kiện tới kết quả NCKH của các giảng viên là khá khác nhau, chẳng hạn: có học hàm giáo sư là nhân tố quan trọng trong việc đạt điểm viết sách cao nhưng để có điểm công bố bài ISI/Scopus cao thì học hàm phó giáo sư mới là một lợi thế, mặt khác nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa việc tham gia các đề tài NCKH các cấp, điểm viết sách, điểm hướng dẫn của giảng viên với điểm công bố bài báo trên ISI/Scopus, hơn nữa điểm về động cơ “theo đuổi học thuật” tăng lại làm cho xác suất công bố ISI/Scopus giảm.
3.    Luận án đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị ở cả 3 cấp độ là cá nhân (giảng viên), tổ chức (trường đại học) và thể chế (các cơ quan quản lý) nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH của giảng viên tại các trường đại học kinh tế, trong đó nhấn mạnh vào cải tiến thủ tục quản lý hành chính, nâng cao tính sáng tạo của giảng viên, trao nhiều quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học và đặc biệt là hòa nhập xu hướng quốc tế về áp dụng các chỉ tiêu trắc lượng quốc tế trong đánh giá kết quả NCKH.
Trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu cũng như những hạn chế đã được chỉ ra của luận án, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là: mở rộng khảo sát các trường theo địa bàn và bao gồm cả các trường tư thục, trường có yếu tố nước ngoài để bảo đảm tính đại diện; mở rộng nghiên cứu và so sánh, đối chiếu với các khối ngành khác để có bức tranh hệ thống; nhận diện, nghiên cứu những đặc thù của hoạt động NCKH ở Việt Nam vì cơ bản được tài trợ từ NSNN và quản lý theo cơ chế tập trung, thiếu tính cạnh tranh.

--------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Factors affecting the results of scientific research of lecturers at economic universities in Vietnam
Major: Business Administration                         Code: 9340101

New academic and theoretical contributions

1.    Many scholars have studied the factors affecting scientific research results of universities, however, foreign studies mainly focus on analyzing individual factors and applying analytical frameworks to most fields without paying attention to specific industries and fields; most domestic studies focus on assessing the current situation, policy institutions and financial management... to provide largely qualitative solutions; there is a lack of quantitative research into, and modeling of, the impact of different factors to research performance in order to give “'hit the right note” solutions. This thesis has built a model and calibrated scales that allow to evaluate the influence of the factors that make up, and the factors that impose conditions on, the results of scientific research of lecturers.
2.    The thesis provides a way to evaluate the weights for the components that generate research results based on the correction of the scoring method of the State Council for professorship.
3.    The thesis succeeds to quantify and "measure" the influence of different factors on various aspects of research results of lecturers at economic universities (including aggregated scores and scores by component) as a basis for proposing relevant solutions, and also proposing a model to evaluate the influence of factors on the possibility of lecturers publishing on ISI/Scopus - a criterion that is not new but is increasingly valued in Vietnam in recent years.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis

1.    Contrary to popular belief, many factors that are expected to increase the probability of lecturers’ publishing (including on ISI/Scopus) such as academic pursuits, having a professorship, etc., do in reality have negative effects; other research activities (taking research projects, writing books, guiding scientific research...) have almost no effect on publication scores, proving that the output standards of lecturers' research are still low and not oriented towards international publication; The fact that lecturers value prestige and respect in the research community more than other interests shows that lecturers are now less expecting encouragement policies from universities, meaning that universities’ policies on scientific research are still inadequate. Noteworthily, the financial factor is not as important as it is thought, the evidence being that the two financial motives (extra income from technology transfer and financial incentives) rank only 7th and 8th in the 12-choice questionnair. In fact, lecturers appreciated the internal motives (self-motivation) more than the extrinsic motives.
2.    The influence of motives, barriers and conditions on lecturers’ research results is quite different, e.g.: having a professor's title is an important factor in achieving high writing scores, but in order to have a high ISI/Scopus publication score, being an associate professor is an advantage; on the other hand, research shows that there is no relationship between participation in research projects at all levels, writing scores and research guiding scores and ISI/Scopus publication scores; in addition, an increase in "academic pursuit" motive scores results in a reduction of the probability of ISI/Scopus publication.
3.    The thesis proposes a number of solutions and recommendations at all three levels: individual (lecturers), organizational (universities) and institutional (management agencies) to promote research activities of lecturers at economic universities, with an emphasis on improving administrative procedures, enhancing the creativity of lecturers, giving more autonomy and self-responsibility to universities and especially applying international quantitative criteria in the evaluation of scientific research results.
Based on the assessment of the achievement of thesis goal and its limitations, suggestions for further research can be: expanding the survey scope by raising the number of universities and including private universities and FDI schools to ensure its representativeness; comparing the economic sector with other sectors to get a systematic picture; identifying and studying the peculiarities of scientific research activities in Vietnam given that they are basically funded from the state budget and managed under a centralized and uncompetitive mechanism.