Nghiên cứu sinh Thipphavanh Southammavong bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 01/08/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Thipphavanh Southammavong, chuyên ngành Phân bố LLSX và phân vùng kinh tế, với đề tài: Phát triển ngành sản xuất điện tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo hướng bền vững.
Thứ sáu, ngày 16/06/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển ngành sản xuất điện tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo hướng bền vững
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bố LLSX và phân vùng kinh tế)        Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Thipphavanh SOUTHAMMAVONG
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lê Thu Hoa    2. TS. Trần Hồng Nguyên

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án hệ thống hoá, bổ sung và góp phần làm rõ cơ sở lý luận phát triển ngành sản xuất điện theo hướng bền vững là vừa bảo đảm các yêu cầu tăng trưởng và hiệu quả về mặt kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nguồn năng lượng hợp lý, đóng góp vào sự ổn định của xã hội đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Luận án đề xuất 10 chỉ tiêu để đánh giá phát triển ngành sản xuất điện của CHDCND Lào theo hướng bền vững (5 chỉ tiêu về kinh tế, 2 chỉ tiêu về xã hội, 3 chỉ tiêu về môi trường); làm rõ nội dung, công thức xác định và ý nghĩa về tính bền vững của từng chỉ tiêu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Phát triển ngành sản xuất điện tại CHDCND Lào thời gian qua chưa thực sự bền vững, sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu điện; Cơ cấu nguồn sản xuất điện phụ thuộc nhiều vào thủy điện và nhiệt điện than - gây nhiều tác động xấu đến tài nguyên đất, rừng và đa dạng sinh học cũng như phát thải khí nhà kính tác động đến BĐKH, nguồn năng lượng tái tạo chưa phát triển; Công nghệ của nhiều nhà máy điện chưa hiện đại, tiêu hao nhiều tài nguyên và phát thải nhiều khí nhà kính.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do sự chưa chủ động bởi ảnh hưởng của yếu tố tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên; sự bất cập của mô hình tổ chức quản lý, điều tiết sản xuất điện; hệ thống chính sách chưa thực sự hiệu quả; chậm đổi mới kỹ thuật và công nghệ; hạn chế về nguồn vốn đầu tư, về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp thực hiện định hướng PTBV ngành sản xuất điện của CHDCND Lào đến năm 2030, gồm: (1) Hoàn thiện chính sách; ưu tiên chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo; (2) Chuyển dịch cơ cấu nguồn, ưu tiên hợp lý cho phát triển các công trình thủy điện lớn, có khả năng chống lũ lụt, chống hạn tốt; (3) Phát triển nguồn nhân lực tổng thể cho ngành sản xuất điện; tuyển dụng theo vị trí việc làm; xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo cho các khâu then chốt của ngành; (4) Nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng; và (5) Đa dạng hoá các hình thức đầu tư; đẩy mạnh huy động vốn thông qua các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, cổ phần, thị trường chứng khoán.


--------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation title: Developing the power generation industry in the Lao People's Democratic Republic towards sustainability
Major: Economic Management (Distribution of Labor Forces and Economic Zoning);   Code: 9310110
PhD Candidate: Thipphavanh SOUTHAMMAVONG
Supervisors:  1. Assoc. Prof. Dr. Le Thu Hoa    2. Dr. Tran Hong Nguyen

New academic and theoretical contributions   

The study has systematized, supplemented and further clarified the theoretical basis for the sustainable development of the power generation industry, which is ensuring the requirements of economic growth and efficiency, proper structural transformation of the energy sources, contributing to the social stability while - at the same time - meeting the requirements of protecting natural resources and the environment, and responding to climate change.

The study has proposed 10 indicators to evaluate the development of the power generation industry of Lao PDR towards sustainability (5 economic indicators, 2 social indicators, 3 environmental indicators); clarified the content, determined formula and meaning of the sustainability of each indicator.

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the dissertation

The development of the power generation industry in Lao PDR in recent years (2009-2020) has not been really sustainable, the output has not met the domestic consumption demand, still depends on imported electricity sources; the structure of power generation sources relies heavily on hydropower and coal-fired power plants - causing many negative impacts on land resources, forests and biodiversity as well as greenhouse gas emissions affecting climate change; renewable energy sources has undeveloped; the technology of many power plants is not as modern as needed, leading to consumption of a lot of resources and emitting a lot of greenhouse gases.

The cause of the above limitations is the lack of initiative due to the influence of natural resources and natural conditions; the inadequacy of the organizational model of management and regulation of power generation; the policy system has not been really effective; slow technical and technological innovation; limited investment capital, limited quantity and quality of human resources.

The study has proposed 5 groups of solutions to implement the sustainable development orientation of the power generation industry of Lao PDR until 2030, including: (1) Complete the policy; prioritize policies to promote renewable energy development; (2) Shift the energy source structure, give reasonable priority to the development of large hydroelectric projects with good flood and drought resistance capacity; (3) Develop the overall human resources for the power generation industry; recruitment by job position; develop and implement training programs for key stages/ sectors of the industry; (4) Research and apply advanced science and technology in production, management, business and customer service; and (5) Diversify investment forms; promote capital mobilization through forms of cooperation, joint venture, association, shares, stock market./.