Nghiên cứu sinh Somphanith Mangnomek bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h30 ngày 27/01/2024 tại P501 nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Somphanith Mangnomek, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD) , với đề tài "Khai thác giá trị văn hóa của các tộc người ở Luang Prabang (CHDCND Lào) để phát triển du lịch."
Thứ ba, ngày 02/01/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Khai thác giá trị văn hóa của các tộc người ở Luang Prabang (CHDCND Lào) để phát triển du lịch
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)        Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Somphanith MANGNOMEK       
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lại Phi Hùng

Những đóng góp của công trình nghiên cứu về mặt lý luận

Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và chỉ ra được xu hướng nghiên cứu về du lịch văn hóa hiện nay. Đặc biệt, bài nghiên cứu chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định du lịch văn hóa từ các nghiên cứu trước đây, từ đó rút ra những nhận xét và hạn chế của các nghiên cứu đó nhằm đề xuất cách khắc phục phù hợp.

Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và giải thích được mối quan hệ giữa động cơ, tính cách cá nhân và căng thẳng tâm lý vì đại dịch Covid-19 đến ý định đi du lịch văn hóa của du khách trẻ, đặc biệt bài nghiên cứu còn trình bày được kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Luang Prabang, Lào. 

Thứ ba, đề tài là một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến ý định đi du lịch văn hóa được thực hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã diễn biến theo chiều hướng tích cực với số ca nhiễm giảm mạnh, người dân ở Luang Prabang dần trở lại nhịp sống bình thường, đất nước mở cửa chào đón khách quốc tế. 

Nghiên cứu chủ yếu tập trung ở việc phân tích các yếu tố tác động đến động cơ và ý định đi du lịch văn hóa của nhóm du khách. Kết quả cho thấy các nhóm động cơ du lịch văn hóa được gộp lại, dẫn đến việc thay đổi thang đo so với thang đo gốc. Đây là một nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với những cá nhân và tập thể đang quan tâm tới việc phát triển hoạt động du lịch văn hóa nói chung và cho thế hệ này nói riêng. 

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn 

Nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định du lịch văn hóa tại Luang Prabang, Lào. Nghiên cứu này đóng góp những hiểu biết sâu sắc hơn để xác định đặc điểm khách du lịch trẻ đối với du lịch văn hóa. Xuất phát từ đặc điểm này thì đề tài đưa ra 1 số gợi mở thực tiễn cho sự phát triển các loại hình du lịch văn hóa phù hợp.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy văn hóa tộc người ở Luang Prabang rất đa dạng, phong phú và ẩn chứa chiều sâu văn hóa các bộ tộc Lào. Các yếu tố văn hóa tộc người này có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại Luang Prabang. Tuy nhiên, việc khai thác văn hóa tộc người hiện nay còn nhiều hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức. Các yếu tố văn hóa trên hoàn toàn có thể được khai thác nhằm thỏa mãn các nhu cầu hết sức đa dạng trong phát triển du lịch văn hóa của bản địa. Những yếu tố này cũng tác động đến nhu cầu du lịch văn hóa ở các  mức độ và chiều tác động khác nhau. Chính vì vậy để phát triển văn hóa du lịch theo hướng tiếp cận từ cầu du lịch, cần tăng cường khai thác các giá trị văn hóa tộc người tại Luang Prabang và biến các yếu tố này trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển du lịch một cách bền vững, dài lâu và cần phải thấu hiểu những giá trị lợi ích mà các yếu tố này mang lại để triển khai các chính sách xây dựng phát triển văn hóa một cách phù hợp.

--------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Exploiting the cultural values of ethnic groups in Luang Prabang (Lao PDR) to develop tourism
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration)            Code: 9340101
PhD student: Somphanith MANGNOMEK
Instructor: Associate Professor, PhD. Lai Phi Hung

New academic and theoretical contributions  

Firstly, the thesis has synthesized and pointed out current research trends on cultural tourism. In particular, the study points out factors that affect cultural tourism intentions from previous studies, thereby drawing comments and limitations of those studies to propose appropriate solutions.

Seconddly, the study successfully built a research model, research process and explained the relationship between motivation, personal personality and psychological stress due to the Covid-19 pandemic on cultural traveling intention of young tourists, especially the research also presents the experimental results in Luang Prabang, Laos.

Thirdly, the topic is one of the first studies to mention the cultural traveling intention in the context of the Covid-19 pandemic, which has developed in a positive direction with a sharp decrease in the number of infections, people in Luang Prabang steps back to normal life, the country opens its doors to welcome international visitors.

The research mainly focuses on analyzing factors affecting the motivation and cultural traveling intention of tourist groups. The results show that cultural tourism motivation groups are combined, leading to a change in the scale compared to the original scale. This is a valuable reference study for individuals and groups interested in developing cultural tourism activities in general and for this generation in particular.

New practical contributions

The research has shown factors that directly affect cultural tourism intentions in Luang Prabang, Laos. This study contributes further insights to identify the characteristics of young tourists towards cultural tourism. From this characteristic, the thesis offers some practical suggestions for the development appropriate types of cultural tourism.

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis

The research results of the thesis show that ethnic culture in Luang Prabang is very diverse, rich and contains the cultural depth of Lao tribes. These ethnic cultural elements play an important role in tourism development in Luang Prabang. However, the current exploitation of ethnic culture still has many limitations and has not been invested properly. The above cultural elements can be fully exploited to satisfy extremely diverse needs in developing indigenous cultural tourism. These factors also impact cultural tourism demand at different levels and directions. Therefore, to develop tourism culture according to the tourism demand approach, it is necessary to increase the exploitation of ethnic cultural values in Luang Prabang and turn these factors into an effective tool in developing tourism in a sustainable, long-term way and it is necessary to understand the benefits that these factors bring in order to deploy appropriate cultural development policies.