Nghiên cứu sinh Phan Đăng Sơn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 25/11/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Đăng Sơn, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài: Tác động của chia sẻ tri thức đến đổi mới của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
Thứ ba, ngày 04/10/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của Chia sẻ tri thức tới sự Đổi mới của các Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa khoa học quản lý);      Mã số: 8340410
Nghiên cứu sinh: Phan Đăng Sơn       
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Bưu

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Thứ nhất, dựa trên tổng quan nghiên cứu và nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng thang đo Kết quả hoạt động của các Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, được các Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đồng ý và có kết quả có ý nghĩa trong thống kê định lượng.

- Thứ hai, quan điểm về tri thức trên góc nhìn doanh nghiệp (KBV) được sử dụng để giải thích tác động của chia sẻ tri thức đến sự đổi mới, cũng như đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Những học thuyết này đã củng cố vững chắc cho mô hình nghiên cứu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

- Thứ nhất, kết quả ước lượng cho thấy chia sẻ tri thức có tác động đến đổi mới, để từ đó đổi mới tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp xã hội.

- Thứ hai, kết quả ước lượng của luận án cho thấy (1) Đổi mới sản phẩm và (2) Đổi mới Marketing có sự hội tụ, kết quả này xuất hiện khi đối tượng là các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Đồng thời, két quả này khác biệt so với các nghiên cứu trước đây.

- Thứ ba, trong số các yếu tố của đổi mới, chỉ có đổi mới sản phẩm – marketing tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp xã hội. Trong khi đổi mới tổ chức và đổi mới quy trình không tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp xã hội.

- Thứ tư, các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 100 lao động có kết quả hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp có 50 – 100 lao động và 10 – 50 lao động. Ngoài ra, một số kết quả khác cho thấy các doanh nghiệp xã hội không sử dụng lao động trong nhóm “yếu thế” có đổi mới quy trình (công nghệ) tốt hơn DNXH có sử dụng lao động trong nhóm “yếu thế”.

- Thứ năm, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là gợi ý cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp xã hội Việt Nam thúc đẩy chia sẻ tri thức, nhằm thúc đẩy đổi mới và gia tăng kết quả hoạt động.

--------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Impact of Knowledge Sharing on the Innovation of Social Enterprises in Vietnam
Major: Economic and Policy Management (Faculty of Management Science)      Code: 8340410
PhD Student: Phan Dang Son
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Phan Dang Son

New academic and theoretical contributions

- Firstly, based on study overview and qualitative study, the author has built a scale of Performance of Social Enterprises in Vietnam, which is agreed by Social Enterprises in Vietnam and its results are significant in quantitative statistics.

- Secondly, the concept of knowlege-based view of the firm (KBV) is used to explain the impact of knowledge sharing on innovation, as well as on firm performance. These theories have firmly established the study model.

New findings and proposals drawn from the study and survey results of the thesis

- Firstly, the estimated results show that knowledge sharing has an impact on innovation, so that innovation affects the performance of social enterprises.

- Secondly, the estimated results of the thesis show that (1) Product innovation and (2) Marketing innovation have convergence, this result occurs when the subjects are social enterprises in Vietnam. And also, this result is different from previous studies.

- Thirdly, among the elements of innovation, only product - marketing innovation affects the performance of social enterprises. While organizational innovation and process innovation do not affect the performance of social enterprises.

- Fourthly, enterprises with a size of more than 100 employees have better performance than enterprises with 50-100 employees and 10-50 employees. In addition, some other results show that social enterprises that do not employ employees in the "disadvantaged" group have better process (technology) innovation than social enterprises that employ employees in the "disadvantaged" group.

- Fifthly, the study results of the thesis will be suggestions for managers in Vietnamese social enterprises to promote knowledge sharing, in order to promote innovation and increase performance.