Nghiên cứu sinh Phạm Xuân Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 18/10/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Xuân Nam, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sống sót của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Thứ tư, ngày 13/09/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sống sót của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học                Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Phạm Xuân Nam        Mã NCS: NCS39.01KTH
Người hướng dẫn: GS.TS. Tô Trung Thành
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án kết hợp lý thuyết đường học tập của Jovanovich (1982) với các lý thuyết hãng dựa trên cơ sở nguồn lực và lý thuyết hãng dựa trên cơ sở thị trường để xây dựng khung phân tích, từ đó mở rộng được số lượng các biến có thể xem xét trong mô hình phân tích XSSS của DNNVV. Trong mô hình cơ sở, Luận án sử dụng một số biến chưa được khai thác trong nghiên cứu về XSSS của DN ở Việt Nam, bao gồm biến đa dạng hóa hoạt động sản xuất, đầu tư cho tài sản cố định. Việc phân tách tác động của các dạng hối lộ bao gồm: hối lộ bôi trơn và hối lộ trục lợi đến XSSS cũng như xem xét các yếu tố điều tiết hiệu quả hành vi này là đóng góp mới của Luận án. Luận án vận dụng kỹ thuật đặc thù của phân tích sống sót là mô hình ước lượng hợp lý tối đa với ba dạng khác nhau của hàm nguy cơ cơ sở. Phương pháp này giúp giải quyết các vấn đề thống kê liên quan đến việc dữ liệu bị chặn cũng như cho phép khai thác tối đa thông tin từ tập hợp DN sử dụng so với các mô hình hồi quy dữ liệu mảng thường được sử dụng. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, mô hình cơ sở về các yếu tố ảnh hưởng đến XSSS của DNNVV thực hiện trên dữ liệu tổng thể từ ĐTDN cho thấy một số phát hiện chính: (1) Tăng trưởng quy mô sử dụng lao động có tác động tích cực đến XSSS, ảnh hưởng này cũng mạnh hơn ở nhóm DN có quy mô nhỏ cũng như ở nhóm DN có sở hữu tư nhân; (2) Quy mô và tuổi của DN có tương quan dương với XSSS; (3) Chiến lược hội nhập quốc tế và đa dạng hóa hoạt động sản xuất có tác động tích cực đến XSSS, tác động này mạnh hơn ở nhóm DN có quy mô lớn; (4) Tỷ lệ gia nhập ngành và tính kinh tế về quy mô trong ngành đều có ảnh tiêu cực đến XSSS, trong khi đó tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực.
Thứ hai, mô hình dựa trên số liệu chọn mẫu đánh giá tác động của hành vi hối lộ đến XSSS của DNNVV cho thấy sự khác nhau trong ảnh hưởng của hối lộ bôi trơn và hối lộ trục lợi. Nếu như hối lộ bôi trơn đem đến một số tác động tích cực tới XSSS của DNNVV thì hối lộ trục lợi lại không cho thấy tác động này. Một số yếu tố như sức mạnh thương lượng, tiếp cận tín dụng, thể chế có ảnh hưởng điều tiết đến lợi ích mà DN có được từ hành vi hối lộ. Trong khi quy mô DN lớn hơn sẽ làm tăng ảnh hưởng tích cực của hành vi hối lộ bôi trơn có đến XSSS của doanh nghiệp thì các rào cản về tín dụng và thể chế lại làm giảm đi độ lớn của ảnh hưởng này.

----------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Factors affecting the survival probability of small and medium enterprises in Vietnam
Major: Economics                Code: 9310101
PhD Candidate: Pham Xuan Nam        Candidate Code: NCS39.01KTH
Supervisor: Prof.Dr. To Trung Thanh
Training Institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions

The thesis combined Jovanovich’s (1982) learning theory, the resource-based theory of the firm and the market-based theory of the firm to construct the framework for the analysis, and from that extend the number of variables that can be included in the survival analysis of Vietnam SMEs. In the baseline regression model, the thesis employs several variables that are investigated for the first time in an empirical survival analysis of Vietnam enterprises, which includes: production diversification and investing on fixes assets. Additionally, the thesis also constructs a model to study the effects of bribery on SME survival. The thesis categorizes bribery into different forms: greasing and rent seeking and studies the impact of these forms independently, as well as considering the moderating impacts of several factors on the effectiveness of the bribes. The thesis utilizes specific technique of survival analysis which is that maximum likelihood estimation with three different forms of baseline hazard functions. This method helps solve the statistical problems with truncated data as well as allows for gathering more information from the dataset. 

New findings and proposals drawn from the research

First, the baseline model of factors affecting the survival probability of SMEs shows some key findings, which include: (1) Growth employment positively impacts survival, the magnitude of the impact also increases in small, privately owned SMEs; (2) Size and age positively impact survival; (3) International integration and diversification also improve survival, with higher impact on larger sized SMEs; (4) Industry entry rate and economies of scales negatively impact survival, while GDP growth impact positively.
Second, the model on the effects of bribery on SMEs survival shows the difference in the impact of greasing and rent-seeking bribery. While greasing bribery improves survival, rent-seeking bribery does not show significant impact. Several factor including bargaining power, credit accessibility and institutional factor shows to moderate the effect of greasing bribe. Larger sized firms have higher benefits to survival from bribery, credit and institutional constraints can reduce the magnitude of this effect.