Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 05/08/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tuấn Anh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự bất định về kinh tế vĩ mô và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp.
Thứ hai, ngày 03/07/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự bất định về kinh tế vĩ mô và cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh        Mã NCS: TS4128TC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiếu, PGS.TS. Lê Đức Hoàng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Cho đến nay, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu nào về mối quan hệ giữa bất định về kinh tế vĩ mô (BĐKTVM) và cấu trúc kỳ hạn nợ (CTKHN) thực hiện với các doanh nghiệp tại Việt Nam, một quốc gia có thị trường tài chính còn mới và cấu trúc nợ đa phần là nợ ngắn hạn. Ngoài ra, đây cũng là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới với nền kinh tế được kiểm soát chặt từ chính phủ. Luận án góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa BĐKTVM và CTKHN với mẫu nghiên cứu là công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam và số liệu tài chính được lấy từ báo cáo hàng quý của các công ty. 
Luận án bổ sung một số chỉ tiêu đại diện cho mức độ BĐKTVM tại Việt Nam bao gồm chỉ số WUIVNM, biến động về lạm phát, biến động về GDP, biến động về tỷ giá, biến động về doanh số cho vay và biến động về lực lượng lao động.
Luận án củng cố mối quan hệ nhân quả tác động từ BĐKTVM lên CTKHN thông qua phương pháp sử dụng biến công cụ với 2 biến công cụ: Chênh lệch BĐKTVM qua 4 năm và Chỉ số đo lường mức độ chống tham nhũng tại Việt Nam AACI . 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Luận án giúp nhà quản lý tài chính hiểu rõ hơn về cơ chế lan truyền từ BĐKTVM sang CTKHN, từ đó đưa ra các biện pháp chính sách hợp lý để giảm thiểu rủi ro và ổn định CTKHN trong các tình huống kinh tế không chắc chắn.
Luận án cung cấp thông tin quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tài chính, cụ thể là các biện pháp ứng phó hiệu quả như quản lý dòng tiền, quản lý rủi ro và định giá nợ.
Luận án giúp nâng cao sự hiểu biết các nhà kinh tế về sự liên kết phức tạp giữa các yếu tố kinh tế trong hệ thống tài chính. Điều này có thể đóng góp vào việc phát triển các mô hình dự báo và quản lý rủi ro tài chính chính xác hơn, từ đó tăng cường sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống tài chính.

-------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: “Macroeconomic uncertainty and the maturity structure of corporate debt
Major: Tài chính - Finance – Banking                  Mã số: 9340201_TC
PhD student: Nguyễn Tuấn Anh                     Mã NCS: TS4128TC
Instructor: Assoc. Prof., Dr. Nguyễn Thanh Hiếu;   Assoc. Prof., Dr. Lê Đức Hoàng
Institution: National Economics University

New contributions in terms of academic literature  

To the author's knowledge, there has been no study on the relationship between macroeconomic uncertainty and debt maturity structure conducted with firms in Vietnam, a country with a relatively new financial market and predominantly short-term debt structure. Furthermore, Vietnam is also one of the fastest-growing economies in the world, with a tightly controlled economy by the government. This dissertation aims to fill this research gap by examining the relationship between macroeconomic uncertainty and debt maturity structure using a sample of companies in the Vietnamese stock market and financial data obtained from quarterly reports of these companies.
The dissertation introduces several representative indicators of the level of macroeconomic uncertainty in Vietnam, including the World Uncertainty Index for Vietnam (WUIVNM), inflation volatility, GDP volatility, exchange rate volatility, overnight lending volume, and labor force volatility.
The dissertation strengthens the causal relationship between macroeconomic uncertainty and debt maturity structure through the Instrumental Variable (IV) approach, using two instrumental variables: the difference in WUIVNM over four years and the Anti-Corruption Composite Index (AACI) measuring the level of corruption control in Vietnam.

New conclusions and recommendations drawn from research results 

The dissertation helps financial managers gain a better understanding of the transmission mechanism from macroeconomic uncertainty to debt maturity structure, thereby formulating rational policy measures to minimize risks and stabilize capital debt structure in uncertain economic situations.
The dissertation provides important information for state management agencies and banks in financial risk management, specifically in effective coping measures such as cash flow management, risk management, and debt valuation.
The dissertation enhances the understanding of economists regarding the complex interconnections among economic factors within the financial system. This can contribute to the development of more accurate forecasting models and financial risk management, thereby enhancing the stability and sustainable development of the financial system.