Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Ngà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 21/12/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Ngà, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, với đề tài: Ảnh hưởng của nguồn gốc sản phẩm tới ý định mua của người tiêu dùng Việt Nam.
Thứ ba, ngày 11/10/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của nguồn gốc sản phẩm tới ý định mua của người tiêu dùng Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế          Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Ngà 
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án kế thừa có bổ sung và phát triển mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn gốc sản phẩm (quốc gia xuất xứ) đến ý định mua. Theo đó NCS đã bổ sung biến “tính đổi mới cá nhân” vào mô hình nghiên cứu, đề xuất kiểm định mối quan hệ điều tiết của ba biến độc lập là Sự gắn kết sản phẩm, Hiểu biết về sản phẩm, Tính đổi mới cá nhân lên mối quan hệ của Nguồn gốc sản phẩm (Quốc gia xuất xứ) đến Ý định mua điện thoại thông minh của sinh viên Việt Nam. Trong đó mối quan hệ điều tiết của biến Tính đổi mới cá nhân lên mối quan của Nguồn gốc sản phẩm (Quốc gia xuất xứ) đến Ý định mua điện thoại thông minh là đề xuất mới của luận án bởi NCS cho rằng: Điện thoại thông minh là một sản phẩm công nghệ cao, có tính sáng tạo và liên tục được đổi mới theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó, khi nghiên cứu hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm này cần xem xét tới các yếu tố liên quan đến tính đổi mới của người tiêu dùng.

Thứ hai, luận án kế thừa có phát triển thang đo biến Nguồn gốc sản phẩm (Quốc gia xuất xứ). Thang đo của biến này được kế thừa từ các nghiên cứu trước gồm 08 biến quan sát. Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, luận án bổ sung thêm 01 biến quan sát vào thang đo của biến Nguồn gốc sản phẩm (Quốc gia xuất xứ). Biến quan sát này nhấn mạnh vào khía cạnh công nghệ của quốc gia xuất xứ.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã khẳng định: Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu là Nguồn gốc sản phẩm (Quốc gia xuất xứ) và Sự gắn kết sản phẩm có tác động đến Ý định mua điện thoại thông minh của sinh viên Việt Nam, trong đó, Sự gắn kết sản phẩm tác động mạnh hơn Nguồn gốc sản phẩm (quốc gia xuất xứ). Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có mối quan hệ điều tiết của 3 biến Sự gắn kết sản phẩm, Hiểu biết về sản phẩm, Tính đổi mới cá nhân lên mối quan hệ của Nguồn gốc sản phẩm (Quốc gia xuất xứ) và Ý định mua điện thoại thông minh.

Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp muốn thâm nhập và mở rộng thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam và đối với doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh trong nước nhằm thúc đẩy ý định mua điện thoại thông minh của sinh viên Việt Nam.

------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The influence of product origin on Vietnamese consumers' purchase intention
Major: International Business Administration         Code: 9340101
PhD student: Nguyen Thu Nga   
Instructor: Assoc.Prof.PhD. Nguyen Thi Huong

New academic and theoretical contributions

First, the thesis inherited with supplements and development a model to study the influence of product origin (country of origin) on purchase intention. Accordingly, the author has added the variable "personal innovativeness" to the research model, proposing to test the moderating role of three independent variables, namely product involvement, product knowledge, personal innovativeness on the relationship of Product Origin (Country of Origin) to Vietnamese students' smartphone purchase intention. In which, the moderating role of personal innovativeness on the influence of Product Origin (Country of Origin) on Smartphone Purchase Intention is the new proposal of the thesis.

Second, the thesis has developed the product origin (country of origin) variable scale. The scale of this variable is inherited from previous studies with 08 observed variables. After conducting qualitative research, the thesis adds 01 observed variable to the scale of this variable. This observed variable emphasizes the technological aspect of the country of origin.

Practical contributions

Firstly, the research results have confirmed: The independent variables in the research model are Product origin (Country of origin) and Product involvement have an impact on Vietnamese students' intention to buy smartphones, in which, Product involvement has a stronger impact than Product origin (country of origin). On the other hand, the research results also show that there is a moderating relationship of 3 variables Product involvement, Product knowledge, Personal innovativeness on the influence of Product origin (Country of origin) on Smartphone Purchase Intention, as evidenced by the supported hypotheses H5, H6, H7.

Secondly, from the research results, the thesis has proposed some recommendations for businesses that want to penetrate and expand the smartphone market in Vietnam and for domestic smartphone manufacturers to promote Vietnamese students’ smartphone purchase intention.