Viện Đào tạo Sau đại học - ĐH KTQD

Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hiền bảo vệ luận án tiến sĩ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Hiền, chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán và phân tích với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Thứ ba, ngày 07/05/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích        Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Hiền                Mã NCS: NCS38.087KT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thế Hùng, TS. Trần Thế Nữ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu về sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Nghiên cứu của tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây trong vấn đề đo lường sự phù hợp của HTTTKT và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT. 
Thứ hai, luận án dựa trên các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước đây và thực hiện nghiên cứu định tính với các chuyên gia. Luận án đã kế thừa và phát triển các thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT trong với bối cảnh nghiên cứu tại các DNNVV Việt Nam. Đồng thời, thông qua nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã khám phá một nhân tố mới chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT là nhân tố Văn hóa doanh nghiệp. Việc phát hiện nhân tố này đã bổ sung và làm phong phú hơn các kết quả nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của HTTTKT.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Dựa trên kết quả nghiên cứu từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ các DNNVV tại Việt Nam, luận án đã đạt được những kết quả:    
Thứ nhất, phản ánh được thực trạng về sự phù hợp của HTTTKT trong các DNNVV tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đạt được sự phù hợp trong HTTTKT ở mức cao nhưng cũng có một số doanh nghiệp chỉ đạt được sự phù hợp trong HTTTKT ở mức thấp. 
Thứ hai, Luận án đã khẳng định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phù hợp của HTTTKT trong DNNVV Việt Nam bao gồm: Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về kế toán và công nghệ thông tin (CNTT); Sự tinh vi của CNTT; Sự tham gia của nhân viên nội bộ; Cam kết của chủ sở hữu và nhà quản lý; Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài; Văn hóa doanh nghiệp và Quy mô doanh nghiệp. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy nhân tố Sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý về kế toán và CNTT là nhân tố quan trọng nhất để phân nhóm một doanh nghiệp vào nhóm đạt được sự phù hợp của HTTTKT ở mức cao hơn hay mức thấp hơn. 
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị cho các DNNVV Việt Nam. Theo đó, các DNNVV Việt Nam cần tăng cường nâng cao sự am hiểu của chủ sở hữu và nhà quản lý trong lĩnh vực kế toán và CNTT; các ứng dụng CNTT nên được áp dụng trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường nâng cao năng lực và sự tham gia của nhân viên nội bộ; tăng cường các hoạt động kết nối và tư vấn từ các chuyên gia bên ngoài DN trong quá trình triển khai HTTTKT; bên cạnh đó chủ sở hữu và nhà quản lý cần tạo dựng và duy trì các cam kết đổi mới, sáng tạo trong DN, xây dựng và bồi đắp các giá trị văn hóa doanh nghiệp để cải thiện mức độ phù hợp của HTTTKT. 
--------------------------------

THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS

Thesis topic: Factors affecting the alignment of accounting information systems in small and medium enterprises in Vietnam
Major: Accounting, auditing and analysis                           Code: 9340301
PhD attendant: Nguyen Thu Hien                       NCS Code: NCS38.087KT
Supervisor: Asso. Pro, Dr. Dinh The Hung, Dr. Tran The Nu
Institution: National Economics University 

Academic and theoretical contributions 

Firstly, the thesis focused on the alignment of the accounting information system (AIS) and the factors affecting the alignment of the AIS in small and medium-sized enterprises (SMEs). This research inherits previous research results in measuring the conformity of AIS and exploring the factors influencing the alignment of AIS. 
Secondly,  the thesis is based on foundational theories, previous research and qualitative research with experts, the thesis has inherited and developed scales to measure factors affecting the alignment of AIS to suit the research context in Vietnamese SMEs. At the same time through empirical research,  discover new factors that have not been mentioned in previous studies affecting the alignment of AIS as organizational culture factors, in order to complement and enrich previous research results on factors influencing the alignment of AIS.

Findings and recommendations based on research results 

Based on research results from primary and secondary data from SMEs in Vietnam, the thesis has achieved the following results:    
Firstly, reflecting the current situation of the alignment of AIS in SMEs in Vietnam, some enterprises achieve the alignment of AIS at a high level but also some enterprises only achieve the alignment of  AIS at a low level. 
Secondly, the thesis affirmed the influence of factors on the alignment of AIS in Vietnamese SMEs including: Owners and managers' knowledge of accounting and information technology (IT); IT sophistication; Internal expertise; Commitment of owners and managers; external expertise; organizational culture and Firm size. At the same time, the research results of the thesis also show that the Owners and managers' knowledge of accounting and information technology is the most important factor to group a business into the group of achieving the alignment of the AIS at a higher or lower level. 
Third, based on the research results, the thesis makes some recommendations for Vietnamese SMEs. Accordingly, Vietnamese SMEs need to increase the understanding of owners and managers in the field of accounting and IT; IT applications should be applied in many business activities; increase capacity building and internal employee engagement; strengthen networking and consulting activities from experts outside enterprises in the process of implementing AIS; In addition, owners and managers need to create and maintain commitments to innovation and creativity in enterprises, build and foster organizational cultural values to improve the alignment of AIS.