Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Việt Ngọc bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 27/10/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Việt Ngọc, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động logistics đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam"
Thứ sáu, ngày 15/09/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động logistics đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)                Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Việt Ngọc                        Mã NCS: NCS39.10QTK
Người hướng dẫn: GS.TS. Đặng Đình Đào
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Thứ nhất, luận án đã vận dụng kết hợp lý thuyết quản trị dựa vào nguồn lực (Barney, 2001) và lý thuyết quan hệ (Dyer và Singh, 1998) để xây dựng mối quan hệ giữa các hoạt động logistics (Hoạt động mua sắm hàng hoá/nguyên vật liệu đầu vào; Hoạt động vận tải, kho bãi, hệ thống thông tin, dự trữ; Hoạt động dịch vụ khách hàng; Hoạt động logistics thu hồi) đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam. Quản trị logistics dần trở thành hoạt động mang tính chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam, chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá đầy đủ các hoạt động logistics này trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là hoàn toàn cần thiết.
- Thứ hai, dựa trên nền tảng lý thuyết ngẫu nhiên/tình huống (Lawrence và Lorsch, 1967) cho rằng sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tình huống rất cao, trong đó sự thay đổi của các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của thị trường được xem là một trong những yếu tố tình huống quan trọng. Nghiên cứu này lý giải vai trò mới của biến điều tiết Khả năng thích ứng của doanh nghiệp với mối quan hệ giữa các hoạt động logistics và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định nhân tố hoàn cảnh khá cần thiết vì không dễ phát hiện như các nhân tố tác động trực tiếp nhưng đôi khi lại có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ cần xem xét. 
- Cuối cùng, luận án thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia để xác định mức độ phù hợp của mô hình, tiến hành chỉnh sửa cấu trúc câu và từ ngữ sử dụng trong bảng hỏi, bổ sung biến quan sát “Khả năng di chuyển sản phẩm trong mạng lưới logistics” và “Khả năng kiểm soát các hoạt động trong mạng lưới logistics” cho thang đo Khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Đây là các chỉ báo quan trọng phù hợp với bối cảnh toàn cầu và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường hiện nay. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Thứ nhất, bằng chứng thực nghiệm của luận án này chỉ ra các hoạt động logistics đều có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam, thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Hoạt động vận tải, kho bãi, hệ thống thông tin, dự trữ; (2) Hoạt động dịch vụ khách hàng; (3) Hoạt động mua sắm hàng hoá/nguyên vật liệu đầu vào; (4) Hoạt động logistics thu hồi. Việc đánh giá và thử nghiệm các giả thuyết được phát triển trong luận án này góp phần luận giải một số kết luận và tranh luận trong các nghiên cứu trước đây về chiều ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) của các hoạt động logistics đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đánh giá sự tác động của khả năng thích ứng đến mối quan hệ giữa các hoạt động logistics và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. 
- Thứ hai, nghiên cứu này đưa ra gợi ý cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp trong ngành sữa Việt Nam. Cụ thể, để cải thiện kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp sữa cần phải quan tâm, chú trọng đến các hoạt động logistics, đặc biệt là các hoạt động vận tải, kho bãi, hệ thống thông tin và dự trữ. 
- Cuối cùng, việc kiểm định sự tác động điều tiết của biến khả năng thích ứng của doanh nghiệp cũng góp phần giúp các nhà quản lý có định hướng hơn trong việc xây dựng chiến lược hoạt động của tổ chức. Bởi lẽ, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và những thay đổi môi trường kinh doanh nhanh chóng, việc xây dựng một mạng lưới logistics hiệu quả không phải là một nhiệm vụ dễ dàng của các nhà quản trị.

-------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Thesis title: Researching the impact of logistics activities on the business performance of enterprises in Vietnam’s dairy industry.
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration)                Code: 9340101
PhD student: Nguyen Thi Viet Ngoc                        PhD student Code: NCS39.10QTK
Supervisor: Prof.Dr. Dang Dinh Dao
Educational Institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions:

- Firstly, the dissertation has applied the resource-based view (Barney, 2001) and relational view (Dyer and Singh, 1998) to build the relationship between logistics activities (including Procurement activities of goods and input materials; Transportation, warehousing, information systems, and reserves; Customer service activities; and Reverse logistics) and business performance of enterprises in Vietnam’s dairy industry. Logistics management gradually becomes a strategic activity of businesses in Vietnam’s dairy industry, so it is significant to fully consider and evaluate the impact of these logistics activities on the business performance of the enterprises.
- Secondly, the thesis is based on contingency theory (Lawrence and Lorsch, 1967) which suggests that business success depends highly on situations in which the change of logistics activities to meet customer and market needs is considered one of the vital situational factors. This study explains the new role of the moderating variable Enterprise adaptability in the relationship between logistics activities and business performance. Identifying situational factors is quite necessary because they are not as easy to detect as factors that have a direct impact but sometimes have a great influence on the relationship to be considered.
- Lastly, the thesis conducts in-depth interviews with experts to determine the appropriateness of the model, edits the sentence structure and words used in the questionnaire, and adds observed variables: “Ability to move products in the logistics network” and “Ability to control activities in the logistics network” for the scale: Enterprise adaptability. These are important indicators that are consistent with the global context and the rapid changes in the current market.

Findings and recommendations drawn from the research and survey results of the dissertation:

- First of all, the empirical evidence of this thesis indicates that logistics activities positively impact the business performance of enterprises in Vietnam’s dairy industry. The order of influence level from high to low is as follows: (1) Transportation, warehousing, information systems, and reserves; (2) Customer service activities; (3) Procurement activities of goods and input materials; (4) Recovery logistics. Evaluating and testing the hypotheses in this dissertation contributes to the interpretation of some conclusions and debates in previous studies on the influence (positive or negative) of logistics activities on the business performance of enterprises. Furthermore, the research assesses the impact of adaptability on the relationship between logistics activities and the business performance of these enterprises.
- In addition, this research offers suggestions for managers of businesses in Vietnam’s dairy industry. Specifically, the dairy businesses shall pay attention to logistics activities, especially transportation, warehousing, information systems, and reserves, to improve business performance. 
- Last but not least, verifying the impact of the moderating variable Enterprise adaptability also helps administrators have ideas for developing the organization’s operations strategy because building an effective logistics network is a challenging task in the context of a global economy with increasingly fierce competition and rapid changes in the business environment.