Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Việt Nga bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 18h00 ngày 15/08/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Việt Nga, chuyên ngành Thống kê kinh tế, với đề tài "Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà ở xã hội tại Việt Nam"
Thứ năm, ngày 06/07/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà ở xã hội tại Việt Nam
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế    Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Việt Nga        Mã NCS: NCS36.015TK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Bích
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
(Luận án đã đề xuất được Hệ thống chỉ tiêu thống kê về nhà ở xã hội (NOXH) bao gồm 03 (ba) nhóm chỉ tiêu thống kê: (1) nhóm các chỉ tiêu đầu vào về đầu tư phát triển NOXH, (2) nhóm các chỉ tiêu về thực hiện đầu tư để có NOXH, (3) nhóm các chỉ tiêu về kết quả đầu tư để có NOXH. Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê riêng về NOXH và cũng chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh nào để có thể tiến hành đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về NOXH một cách toàn diện.
Luận án đã xác định được các yếu tố cơ bản tác động đến quá trình phát triển NOXH trong thời gian vừa qua, qua đó đã làm nổi bật và chỉnh sửa, bổ sung được các chỉ tiêu cần thiết nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng đối với đối tượng này. Không chỉ vậy, Luận án này còn sắp xếp các chỉ tiêu thành các nhóm chỉ tiêu và đề xuất ra hệ thống chỉ tiêu thống kê về NOXH.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Về thực tiễn, Luận án đã phân tích được vai trò và thực trạng của Nhà ở xã hội trong tình hình hiện tại ở Việt Nam.

Luận án đã phân tích các chỉ tiêu, so sánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu về các loại nhà ở như “dư thừa” “dư thừa” là chung cư cao cấp, biệt thự, nhà liền kề còn bỏ hoang, còn các bất động sản có mức lợi nuận thấp hơn như nhà ở xã hội thì luôn thiếu. Sự thiếu nhà ở xã hội đã đến mức có một số dự án nhà ở chưa bán được (sau khi xin phép cơ quan chủ quản) đã được chuyển đổi thành nhà ở xã hội để đáp ứng phần nào nhu cầu. Luận án đã phân tích được nguyên nhân của sự mất cân bằng trên, lý giải được sự xuất hiện hiện tượng đó và có một số đề xuất mang tính quyết định và kịp thời để giải quyết những bất cập về Nhà ở xã hội.

Trên cơ sở phân tích nêu trên, luận án đã có một số đề xuất cụ thể:

+ Đề xuất hoàn thiện phương pháp, quy trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng thu thập và quản lý.
+ Xây dựng quy trình tổ chức thông tin, cách thức thu thập thông tin phục vụ cho việc biên soạn, tính toán các chỉ tiêu thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà ở xã hội sau hoàn thiện; Xây dựng mô hình phân công, phân cấp, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về chỉ tiêu thống kê nhà ở xã hội;
+ Đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện nhằm sử dụng có hiệu quả phương pháp, quy trình xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà ở xã hội như: Tổ chức quản lý và khai thác hệ thống thông tin nhà ở xã hội; đề xuất bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội. 
Tuy nhiên Luận án này còn hai điểm yếu. Điểm yếu thứ nhất là khách quan; do không được kế thừa nghiên cứu nào vấn đề này, tác giả tự đánh giá đây là nghiên cứu tiên phong về hệ thống chỉ tiêu đối với nhà ở xã hội nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Điểm yếu thứ hai là chủ quan; do các yếu tố liên quan đến nhà ở xã hội luôn biến động theo sát những biến động của nền kinh tế xã hội và tác giả là độc lập nghiên cứu nên kết quả của luận án có thể mang tính chủ quan và chỉ phù hợp trong một thời kỳ nhất định.

------------------------------------------

THE THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS

Thesis Title: Research on the social housing statistical indicator system in Vietnam
Field: Economics Statistic    Code: 9310101
Postgraduate Student: Nguyen Thi Viet Nga        PhD Code: NCS36.015TK
Instructor: Assoc. Prof. Tran Thi Bich
Educational Institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions

(The thesis has proposed a social housing statistical indicators system (SH) including 03 (three) groups of statistical indicators: (1) group of input indicators on investment and development of SH, (2) group of indicators on investment performance for SH, (3) group of indicators on investment results for SH. So far, in Vietnam, there is no separate statistical indicator system on SH, and there is no complete research to propose for the development of a comprehensive social housing statistical indicator system.
The thesis has identified the basic factors affecting the development of SH in recent times, thereby highlighting, editing, and supplementing the necessary criteria to serve the state management activities of the Ministry of Construction for this topic. Not only that, this thesis also arranges the indicators into groups of indicators and proposes a SH statistical indicators system.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

In practice, the thesis has analyzed the role and current status of SH in Vietnam at the moment.
The thesis has analyzed the criteria, and compared the imbalance between supply and demand for housing types such as "excess", which include luxury apartments, villas, and townhouses that are still abandoned, while lower-margin properties such as SH are always lacking. The lack of SH has reached the point that some unsold housing projects (after obtaining permission from the governing authority) have been converted into SH to partially meet the demand. The thesis has analyzed the causes of the above imbalance, explained the occurrence of that phenomenon, and induced some decisive and timely proposals to solve the inadequacies of SH.

Based on the above analysis, the thesis has some specific recommendations:

+ Propose to improve the method and development process of SH statistical indicators system collected and managed by the Ministry of Construction.
+ Develop a process to organize information, and methods to collect information to support the compilation and calculation of indicators under the SH statistical indicator system after completion; Develop the assignment, decentralization, management, and utilization model of an information system on SH statistical indicators;
+ Propose solutions for organization and implementation purposes in order to effectively use the methods and processes for development and management of SH statistical indicators system, such as: Organization, management, and utilization of SH information systems; propose additional mechanisms and policies related to SH development.
However, this thesis has two limitations. The first limitation is objectivity; because there is no inherited research on this topic, the author considers that this is a pioneering study on the indicator system for SH, so there will certainly be shortcomings. The second limitation is subjective; because the factors related to SH always fluctuate based on the changes in the social economy and since the author conducted independent research, the results of the thesis may be subjective and only relevant in a certain period.