Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 15/03/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên ngành Kinh tế phát triển với đề tài "Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc".
Thứ hai, ngày 19/12/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển    Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hà        Mã NCS: NCS35.20PT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn, TS. Hoàng Xuân Hòa

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án đã phân tích được các kỹ thuật đo lường năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) ở cấp độ doanh nghiệp, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp cho việc ước lượng TFP của các doanh nghiệp ở Khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích lý thuyết về các nhân tố tác động đến năng suất nhân tố tổng hợp để làm cơ sở xây dựng mô hình thực nghiệm về các nhân tố tác động đến TFP của các doanh nghiệp trong khu vực.
Trên cơ sở số liệu thực nghiệm của các doanh nghiệp ở Khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2013-2019, luận án đã sử dụng các phương pháp kiểm soát dạng hàm và phân tích biên ngẫu nhiên để ước lượng và phân rã TFP cho các doanh nghiệp. Từ đó, luận án có những phân tích về năng suất nhân tố tổng hợp theo loại hình sở hữu, theo nhóm ngành kinh tế và theo quy mô của doanh nghiệp.
Luận án đã xây dựng được mô hình thực nghiệm để đánh giá tác động của các nhân tố đến TFP của các doanh nghiệp ở Khu vực miền núi phía Bắc. Bao gồm nhân tố về cải tiến, đổi mới công nghệ, nhân tố về sự tham gia thương mại quốc tế, nhân tố về chất lượng thể chế kinh tế và một số nhân tố khác.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả ước lượng và phân rã TFP cho thấy: Đóng góp của TFP vào sản lượng của các doanh nghiệp ở miền núi phía Bắc trong giai đoạn nghiên cứu còn thấp, trung bình đạt 2,285, dư địa về TFP của các doanh nghiệp còn nhiều. Tốc độ tăng trưởng TFP trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu đạt 2,63% năm. Trong đó thay đổi hiệu quả kỹ thuật và tiến bộ công nghệ là các động lực chính của tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp, còn thay đổi hiệu quả quy mô chính là nguyên nhân kìm hãm TFP của các doanh nghiệp. 
Từ kết quả ước lượng mô hình tác động các nhân tố đến TFP, luận án đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố nội tại của doanh nghiệp cũng như các nhân tố khách quan đến TFP của các doanh nghiệp trong khu vực. Trong đó, các hoạt động liên quan đến đổi mới công nghệ như đầu tư cho máy móc thiết bị, hoạt động xuất khẩu có tác động tích cực đến TFP của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án đã chỉ ra tác động tích cực của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến TFP của doanh nghiệp. Qua đó, đòi hỏi chính quyền các tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc cần phải quyết tâm và nỗ lực nhiều hơn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện nâng cao TFP cho các doanh nghiệp. Bởi đây chính là động lực phát triển kinh tế, đổi mới chất lượng tăng trưởng và đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực trong thời gian tới. 

-------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Studying the impact of factors on the total factor productivity of firms in the North Midlands 
Major: Economic development                        Code: 9310105
PhD Candidate: Nguyen Thi Thu Ha            Candidate ID: NCS35.20PT
Advisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Son, Dr. Hoang Xuan Hoa 
Training institution: National Economics University 

New contributions of the thesis 

The thesis has analyzed approaches to measure total factor productivity (TFP) at the firm level, thereby selecting a suitable model for estimating TFP of firms in the North Midlands. At the same time, the thesis also analyzed the theoretical basis for determining the factors affecting TFP to build an empirical model for the firms in the region.
Base on empirical data of firms in the period from 2013 to 2019 in the North Midlands, the thesis has used function control approach and stochastic frontier analysis to estimate and decompose TFP. Since then, the thesis has analyzed the total factor productivity by ownership or industry or scale.
The thesis has built an empirical model to assess the impact of factors on TFP of firms in the North Midlands. These include factors such as technological improvement and innovation, participation in international trade, quality of economic institutions, and a number of other factors. 

The findings and recommendations drawn from the research results

The results of TFP estimation and decomposition show that: The contribution of TFP to the output of firms in the North Midlands   is still low, averaging 2.285 during the research period, the room for TFP of firms in the region is still great. The average TFP growth of firms reached 2.63% per year. In which, technical efficiency change and technological progress are the main drivers of growth in total factor productivity, while scale efficiency change is the main reason for constrain TFP of firms in the region. 
From the results of the model estimation of factors affecting TFP, the thesis has shown the influence of internal factors of firms as well as objective factors on TFP of firms in the region. In which, activities related to technological innovation such as investment in machinery and equipment, export activities have a positive impact on TFP of firms. In addition, the thesis has pointed out the positive impact of the provincial competitiveness index (PCI) on the TFP of firms. Thereby, it is required that the authorities of the provinces in the North Midlands need to be more determined and make more efforts in improving the business environment to create conditions to improve TFP for firms. This is the driving force for economic development, innovation in growth quality and ensuring sustainable development for the region in the coming time.