Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 08/01/2024 tại P501 Nhà A2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thanh Mai, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing) , với đề tài "Tích hợp mô hình “TPB-NAM” trong nghiên cứu ý định giới thiệu trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam."
Thứ bảy, ngày 09/12/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Tích hợp mô hình “TPB-NAM” trong nghiên cứu ý định giới thiệu trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam.
Chuyên ngành: Marketing    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Mai        Mã NCS: NCS38.045MA
Người hướng dẫn: TS. Doãn Hoàng Minh, TS. Phạm Hồng Hoa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, nghiên cứu đã kết hợp nhiều nhân tố khác nhau từ hai mô hình nghiên cứu cơ sở (TPB và NAM) cùng với nhân tố liên quan đến bản ngã để dự đoán một cách toàn diện hơn về ý định giới thiệu trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ xem xét các tác động trực tiếp của các nhân tố đến ý định giới thiệu trực tuyến mà mô hình nghiên cứu xem xét các tác động gián tiếp của các nhân tố lên ý định này.
Thứ hai, nghiên cứu đưa thêm nhân tố liên quan đến bản ngã vào mô hình nghiên cứu với vai trò là tác động trực tiếp lẫn vai trò điều tiết các mối quan hệ của các nhân tố với ý định giới thiệu trực tuyến. 
Thứ ba, nghiên cứu này khai thác được khía cạnh vì xã hội cả cá nhân khi phát sinh ý định giới thiệu trực tuyến. Các nhân tố liên quan đến nghĩa vụ đạo đức, nhận thức hậu quả đã được chứng minh là có tác động đến một hành vi của người tiêu dùng trên internet nói chung và trên mạng xã hội nói riêng. 
Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố nào có tác động trực tiếp thúc đẩy cũng như hạn chế ý định giới thiệu trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, các nhân tố không tạo ra tác động trong bối cảnh nghiên cứu này dù đã được chứng minh trong các nghiên cứu tương tự trước đó; đã cho thấy cơ sở khoa học khi xem xét các động cơ xã hội của người tiêu dùng Việt Nam khi có ý định giới thiệu trực tuyến; đã gợi ra các triển vọng nghiên cứu trong tương lai. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án  

Nghiên cứu đã cung cấp các dẫn chứng khoa học giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách, đặc biệt là đối với các chính sách quản lý hành vi trực tuyến của người tiêu dùng, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu được các nhân tố nào kích thích và hạn chế ý định giới thiệu trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam. Từ đó, các nhà quản lý có cơ sở để xây dựng chính sách quản lý phù hợp; doanh nghiệp thiết lập chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả hơn và người tiêu dùng cũng có ý thức, nhận thức rõ ràng hơn trong thực hiện giới thiệu trực tuyến.
-    Các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để hoạch định các chính sách nâng cao nhận thức và nghĩa vụ đạo đức của cá nhân, để có thể thúc đẩy hành vi thực hiện các giới thiệu trực tuyến trung thực từ người tiêu dùng để gia tăng các thông tin có giá trị, giảm các giới thiệu giả mạo; từ đó mang lại các lợi ích cho người tiêu dùng nói chung và cộng đồng.
-    Đối với doanh nghiệp, các nhà chiến lược marketing hiểu được cần ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xu hướng coi trọng các nghĩa vụ đạo đức cũng như gia tăng sự hiểu biết và sự tự tin của người tiêu dùng khi giới thiệu trực tuyến. Điều này có thể thúc đẩy ý định giới thiệu của họ về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 
-    Đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng nhận thức tốt hơn về giới thiệu trực tuyến, các động cơ cá nhân cũng như xã hội của hành vi này, từ đó có thể thực hiện giới thiệu trực tuyến nhiều hơn và thận trọng hơn.
----------------------------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
The thesis topic: Integrating the Theory of Planned Behavior and the Norm Activation Model to Investigate the social referral intention of Vietnamese consumers
Field of study: Marketing    Code: 9340101
PhD candidate : Nguyen Thi Thanh Mai        PhD Candidate Code : NCS38.045MA
Supervisors: Dr. Doan Hoang Minh, Dr. Pham Hong Hoa
Educational Institution: National Economics University

The thesis presents novel contributions in terms of academic and theoretical aspects:

1. Integration of TPB-NAM Model: The research integrates diverse factors from two conceptual research models the Theory of Planned Behavior (TPB) and the Norm Activation Model (NAM), along with ego involvement factor. This integration enables a comprehensive prediction of the intention of social referral among Vietnamese consumers. The model not only examines the direct impacts of factors on the intention but also investigates their indirect effects.
2. Incorporation of ego involvement factor: The study introduces ego involvement factor into the research model. This factor serves a dual role, both as a direct influence and as a moderator in the relationships between factors and the intention of social referral.
3. Exploration of Societal Aspect: The research explores the societal aspect of individuals when forming the intention of social referral. Factors such as ethical obligations, personnal norm and awareness of consequences have been empirically demonstrated to influence consumer behavior on the internet, both broadly and on specific platforms like social media.
The study identifies which factors promote or constrain the intention of social referral among Vietnamese consumers. It also highlights factors that do not exert a significant impact within the specific context of this study, even though they might have shown relevance in prior similar researches. This underscores the scientific foundation of considering the social motivations of Vietnamese consumers intending to social referral. It suggests perspectives for future researches.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

The study has provided scientific evidence to help managers and policy makers, especially for policies to manage online behavior of consumers, businesses and consumers, to understand the factors that influence the behavior of consumers. What factors stimulate and limit the intention of social referral of Vietnamese consumers. From there, managers have a basis to develop appropriate management policies; businesses establish more effective business and marketing strategies and consumers are also more conscious and aware in making social referral.
- Policy makers have a basis to plan policies to raise awareness and ethical obligations of individuals, so that they can promote the behavior of making honest social referral from consumers to increase valuable information, reduce fake referrals; thereby bringing benefits to consumers in general and the community.
- For businesses, marketing strategists understand that it is necessary to prioritize creating favorable conditions to promote the tendency to attach importance to ethical obligations as well as increase consumer understanding and confidence when it comes to gender identity. online introduction. This can boost their intention to recommend your products and services.
- For consumers, consumers are more aware of social referral, the personal as well as social motives of this behavior, which in turn can make social referral  more and more prudent .