Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 29/7/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Mai, chuyên ngành Marketing, với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân – nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội".
Thứ sáu, ngày 25/06/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ của người nông dân – nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội”.
Chuyên ngành: Marketing                                   Mã số: 9340101_MA
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Mai                      Mã NCS:
Người hướng dẫn: GS.TS. Lương Xuân Quỳ và PGS.TS. Phạm Văn Tuấn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Luận án đã kết hợp một số lý thuyết nghiên cứu về hành vi (lý thuyết hành vi có kế hoạch - TPB, lý thuyết phổ biến đổi mới - IDT, lý thuyết động lực bảo vệ - PMT) và cách tiếp cận đạo đức (mô hình kích hoạt tiêu chuẩn – NAM) khi nghiên cứu ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ (SXNNHC) của người nông dân Việt nam. Đây là một trong các nghiên cứu đầu tiên kết hợp các lý thuyết theo cách tiếp cận hợp lý và đạo đức khi nghiên cứu ý định chấp nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
- Luận án đã kế thừa và điều chỉnh bộ thang đo gồm 10 yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận SXNNHC của người nông dân phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đặc biệt với đối tượng khảo sát là hộ nông dân trên địa bàn Hà Nội.

2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định chấp nhận SXNNHC của người nông dân trên địa bàn Hà Nội là khác nhau. Trong đó, nhân tố “lợi thế hành vi so sánh của người nông dân” có ảnh hưởng lớn nhất tới ý định chấp nhận SXNNHC. Khi lợi ích kinh tế được đảm bảo, người nông dân sẽ chấp nhận chuyển đổi từ canh tác thông thường sang phương thức canh tác hữu cơ.
Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước cần có những tác động để thay đổi nhận thức của người nông dân về SXNNHC, khi nhận biết được về sự khác biệt và có kiến thức về SXNNHC, người nông dân sẽ tự tin để thực hiện canh tác hữu cơ, kiểm soát năng suất với NNHC, từ đó thúc đẩy ý định chấp nhận SXNNHC.
Thứ ba, dưới giác độ marketing, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị tác động đến chính sách giá cả và kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi khuyến khích SXNNHC trên cơ sở đảm bảo ưu tiên so với sản xuất nông nghiệp thông thường.

-----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation title: “Factors affecting farmers' intention to accept organic agricultural production - case study in Hanoi”.
Specialization: Marketing                          Specialization code: 9340101_MA
PhD candidate: Nguyen Thi Mai              PhD candidate code: 
Supervisor: Prof. Dr. Luong Xuan Quy & Assoc. Prof. Pham Van Tuan
Training Institution: National Economics University

 1. Theoretical contributions of the dissertation

- The dissertation has combined a number of behavioral research theories (Theory of planned behavior – TPB, Innovation Diffusion Theory – IDT, Protection motivation theory - PMT) and ethical approaches (Norm Activation Model – NAM) when studying the intention to accept organic agricultural production of Vietnamese farmers. This is one of the first studies to combine theories in a rational and ethical approach when studying the intention to accept organic agricultural production.
- The dissertation has inherited and adjusted a scale of 10 factors affecting the intention to accept organic agricultural production of farmers in accordance with the conditions of Vietnam, especially for respondents who are farmers in Hanoi.

2. Practical contributions of the dissertation

Firstly, the results of empirical research show that the degree of influence of each factor on the intention to accept organic agricultural production of farmers in Hanoi is different. In which, the factor " comparative behaviors’ usefulness of farmers" has the greatest influence on the intention to accept organic agricultural production. When economic benefits are guaranteed, farmers will accept the conversion from conventional farming to organic farming.
Secondly, the state management agency needs to have the impact to change the perception of farmers about organic agricultural production, when aware of the difference and have knowledge about organic agricultural production, farmers will be confident to implement organic farming, yield control with organic agriculture, thereby promoting the intention to accept organic agricultural production.
Thirdly, from a marketing perspective, the study proposes a number of recommendations affecting the pricing policy and distribution channels of organic agricultural products in order to create favorable conditions to encourage organic agricultural production on the basis of ensuring priority over conventional agricultural production.