Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Liên Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 26/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Liên Hương, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Nghiên cứu mối quan hệ giữa cam kết của nhà quản trị cao cấp, các hoạt động quản trị nhân sự và cam kết với tổ chức của người lao động tại các công ty may Việt Nam".
Thứ ba, ngày 24/11/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cam kết của nhà quản trị cao cấp, các hoạt động quản trị nhân sự và cam kết với tổ chức của người lao động tại các công ty may Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    Mã số: 9340101_QTK
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Liên Hương        Mã NCS: NCS36.036QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Trung Thành, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra sự khác biệt trong tác động của cam kết của nhà quản trị cấp cao và năm hoạt động quản trị nhân sự đến cam kết với tổ chức của người lao động. Thứ nhất, nghiên cứu khẳng định cả cam kết của nhà quản trị cấp cao và năm hoạt động quản trị nhân sự đều có mối quan hệ trực tiếp thuận chiều với cam kết với tổ chức của người lao động.. Thứ hai, ảnh hưởng trực tiếp của cam kết của nhà quản trị cấp cao đến cam kết với tổ chức của người lao động là mạnh nhất. Thứ ba, trong các hoạt động quản trị nhân sự thì tuyển dụng, đào tạo và phát triển và thù lao có ảnh hưởng trực tiếp thuận chiều đến cả 3 thành phần của cam kết với tổ chức, song ảnh hưởng mạnh nhất là đào tạo và phát triển, sau đến thù lao và tuyển dụng. Thứ tư, hai hoạt động còn lại là đánh giá nhân viên và môi trường làm việc có ảnh hưởng thuận chiều trực tiếp đến cam kết tình cảm, nhưng chưa đủ bằng chứng khẳng định về mối quan hệ của chúng với cam kết lợi ích và cam kết đạo đức. 
(2) Điểm mới của nghiên cứu là đã khẳng định và lượng hóa được ảnh hưởng “kép” của các hoạt động quản trị nhân sự (ảnh hưởng trực tiếp thuận chiều và ảnh hưởng điều tiết). Các nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu riêng biệt từng mối quan hệ này. Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu trước xem xét mối quan hệ này từ góc độ nhà quản trị, nghiên cứu này đánh giá từ góc độ người lao động, vì vậy đã đóng góp kết quả thực nghiệm từ góc nhìn mới, làm cho việc nghiên cứu các mối quan hệ này toàn diện và đầy đủ hơn.
(3) Một điểm mới khác là nghiên cứu này không dừng lại ở mối quan hệ của cam kết quản trị cấp cao và các hoạt động quản trị nhân sự với cam kết với tổ chức nói chung, mà đi sâu nghiên cứu tới 3 thành phần cam kết tình cảm, cam kết lợi ích và cam kết đạo đức. Theo đó, để nâng cao thành phần cam kết tình cảm và đạo đức của người lao động với tổ chức thì biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là tăng cường cam kết của nhà quản trị cấp cao và triển khai các hoạt động đào tạo và phát triển, tuyển dụng và thù lao trong các hoạt động quản trị nhân sự của tổ chức.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Các nhà quản trị cấp cao cần thể hiện cam kết cao với việc chú trọng đến các hoạt động đào tạo và phát triển, hệ thống thù lao, tạo môi trường làm việc…trong quản trị nhân sự để người lao động gia tăng cam kết tình cảm, yên tâm, gắn bó, tận tâm cống hiến…cho công ty.
(2) Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các công ty xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự hướng đến gia tăng cam kết tình cảm của người lao động với công ty và chuyển hóa các cam kết khác thành cam kết tình cảm của người lao động với công ty.
(3) Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho các công ty may, cho VITAS và VINATEX trong cải thiện các chính sách quản trị nhân sự. Mặt khác kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các viện và các nhà trường.

---------------------------------

NEW CONTRIBUTION OF THE PH.D THESIS

THESIS DISSERTATION: Examining the relationship between top management commitment, human resources management practices and employee organization commitment at Vietnamese garment companies.
Major: Business Management (Faculty of Business Management)    Code: 9340101_QTK
Candidate name: Ms. Nguyen Thi Lien Huong    Ph.D Candidate code: NCS36.036QTK
Supervisors: PGS.TS. Le Trung Thanh, PGS.TS. Nguyen Ngoc Thang
Institution: National Economics University 

Contribution to theory and research field

(1) The thesis research results show the difference in the impact of top management commitment, five HRM practices on employees’ organization commitment. Firstly, the study confirms that both top management commitments and the five HRM practices have a positive direct relationship with employees' organizational commitment. Secondly, the direct impact of top management commitment on employee's organizational commitment is the strongest. Thirdly, in the five HRM practices, recruitment and selection, training and development and employee compensation have a direct positive influence on all three dimensions of employees’ organizational commitment, but training and development has the strongest influence, followed by employee compensation then recruitment & selection. Fourthly, the other two HRM practices, namely appraisal system and work environment, have a direct positive influence on affective commitment, but there is insufficient evidence to confirm their relationship to continuance commitment and normative commitment.
(2) The thesis new contribution stays in the affirmation and quantification of the "double" effects of HRM practices (universal and contingency effect). Previous studies often researched these relationships separately. On the other hand, majority of previous studies examined from a management perspective, this thesis evaluated from an employee's perspective, thus contributing further empirical evidence from a new perspective, making the study of these relationships more comprehensive and complete.
(3) Another new contribution of this study is that it does not stop at the relationship of top management commitment and HRM practices with organizational commitment in general, but further extended into the 3 dimensions of commitment, namely affective, continuance and normative commitments. Thus, to enhance the affective and normative dimensions of employees organizational commitment, the most influential measure is to strengthen top management commitment and paying more attention to training and development activities, recruitment & selection and employee compensation in the organization's HRM practices.

New findings and recommendation from thesis results

(1) Top management needs to demonstrate a high commitment to focus on training and development activities, employee compensation, and create a better work environment. …in HRM practices to enhance employee’s affective commitment, dedication … with the company
(2) The thesis results are the foundation for companies to develop and implement HR policies that aim at enhancing employees' affective commitment to the company and transforming other commitment dimensions into affective commitment.
(3) Research results are a good reference for garment companies, for VITAS and VINATEX in improving HRM policies and practices. And also, results are good reference for research and teaching at institutes and schools.