Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Liên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h Ngày 04/4/2024 tại P501 Nhà A2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Liên, chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài: Tác động của các yếu tố vĩ mô lên độ biến động ngắn hạn và dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam - Tiếp cận từ mô hình toán kinh tế.
Thứ bảy, ngày 09/03/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của các yếu tố vĩ mô lên độ biến động ngắn hạn và dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam - Tiếp cận từ mô hình toán kinh tế
Chuyên ngành: Toán kinh tế            Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Liên        Mã NCS: TS4113TO
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1)    Luận án nghiên cứu về tác động của các yếu tố vĩ mô lên độ biến động trên thị trường chứng khoán (TTCK) bằng cách tách biệt thành phần độ biến động ngắn hạn và độ biến động dài hạn. Đây là một hướng mới cho phân tích và dự báo độ biến động tại TTCK Việt Nam.
(2)    Nghiên cứu mở rộng mô hình EGARCH (Nelson, 1991) bằng cách bổ sung thành phần thể hiện ngưỡng bất đối xứng để mô hình hóa mức ngưỡng này của biến động vĩ mô lên độ biến động ngắn hạn trên TTCK. Tham số hóa các giá trị ngưỡng bất đối xứng giúp mô hình hóa tốt hơn về tác động của các yếu tố vĩ mô lên độ biến động ngắn hạn.
(3)    Nghiên cứu mở rộng mô hình GARCH-MIDAS (Engle & cộng sự, 2013) bằng cách bổ sung thành phần thể hiện ngưỡng bất đối xứng để mô hình hóa mức ngưỡng này của biến động vĩ mô lên độ biến động dài hạn trên TTCK. Tham số hóa các giá trị ngưỡng bất đối xứng giúp mô hình hóa tốt hơn về tác động của các yếu tố vĩ mô lên độ biến động dài hạn.  

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

(1)     Biến động của tăng trưởng và lãi suất có tác động cùng chiều đến độ biến động ngắn hạn và độ biến động dài hạn trên TTCK. Tác động của chúng tới độ biến động ngắn hạn có tính bất đối xứng, với mức tác động lớn hơn thuộc về biến động tăng trưởng tích cực và biến động lãi suất tiêu cực. Tác động tới độ biến động dài hạn cũng có tính bất đối xứng nhưng mức tác động lớn hơn thuộc về biến động tăng trưởng và lãi suất tiêu cực. Do đó, các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách cần quan tâm tới ảnh hưởng biến động vĩ mô tới biến động trên TTCK.
(2)     TTCK sẽ phản ứng mạnh hơn khi biến động vĩ mô tích cực và tiêu cực vượt qua ngưỡng bất đối xứng, tương tự với kết quả của Brown & cộng sự (1988) và Wang và cộng sự (2020) ở các thị trường đã phát triển. Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam nhạy cảm hơn với các chính sách vĩ mô do ngưỡng bất đối xứng là thấp hơn so với các thị trường này. Đồng thời, ngưỡng bất đối xứng của biến động tăng trưởng tích cực lên độ biến động ngắn hạn là lớn hơn của biến động lãi suất tích cực, trong khi ngưỡng bất đối xứng của tăng trưởng tiêu cực là thấp hơn của biến động lãi suất tiêu cực. Ngụ ý rằng biến động ngắn hạn trên TTCK là nhạy cảm hơn với tin tốt trên thị trường tiền tệ cũng như biến động mạnh hơn với tin xấu trên thị trường hàng hóa. Ngưỡng bất đối xứng lên độ biến động dài hạn hầu như thấp hơn ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách cần đặc biệt lưu ý hơn khi biến động vĩ mô đạt gần mức ngưỡng bất đối xứng.
(3)     Ở giai đoạn thị trường bất ổn do đại dịch Covid-19, biến động vĩ mô có ảnh hưởng đáng kể tới độ biến động ngắn hạn và dài hạn trên TTCK. Ngưỡng bất đối xứng của biến động tăng trưởng tích cực lên độ biến động ngắn hạn là thấp hơn của biến động lãi suất tích cực, trong khi ngưỡng bất đối xứng của tăng trưởng tiêu cực là cao hơn của biến động lãi suất tiêu cực. Như vậy, TTCK nhạy cảm hơn với tin tốt trên thị trường hàng hóa cũng như biến động mạnh hơn với tin xấu về biến động lãi suất ở thời kỳ này. Độ biến động dài hạn cũng thay đổi đáng kể ở các ngưỡng bất đối xứng. Ngưỡng bất đối xứng của biến động tăng trưởng tích cực và tiêu cực lên độ biến động dài hạn đều thấp hơn của biến động lãi suất tích cực và tiêu cực. Do đó, nhà đầu tư và hoạch định chính sách cần quan tâm tới sự vận động của biến vĩ mô, nhất là thông tin trên thị trường hàng hóa. Một cú sốc tiêu cực rất dễ gây hiệu ứng đám đông và tạo ra biến động khó lường tới TTCK.
--------------------------------------------

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Theme of the dissertation: The impact of macroeconomic factors on short-term and long-term volatility of the Vietnamese stock market - An approach using mathematical models.
Major:             Mathematical Economics    Code of major: 9310101
PhD candidate:     Nguyen Thi Lien        Code of PhD candidate: TS4113TO
Instructor:         Assoc. Prof. Dr Nguyen Thi Minh - Dr. Nguyen Thi Thu Thuy
Training Institution:     National Economics University

The new contributions of the thesis 

(1)    The thesis examines the impact of macroeconomic o factors on volatility in the stock market by separating volatility into short-term and long-term components. This approach provides a new perspective for analyzing and forecasting volatility in the Vietnamese stock market.
(2)    The thesis extends the EGARCH model (Nelson, 1991) by incorporating an asymmetric threshold component to modelize the threshold level of macroeconomic volatility affecting short-term volatility in the stock market. Parameterizing asymmetric thresholds help improve the modeling of the impact of macroeconomic factors on short-term volatility in the Vietnamese stock market.
(3)    The thesis extends the GARCH-MIDAS model (Engle & et al., 2013) by incorporating an asymmetric threshold to modelize the threshold level of macroeconomic volatility affecting long-term volatility in the stock market. Parameterizing asymmetric thresholds help improve the modeling of the impact of macroeconomic factors on long-term volatility in the Vietnamese stock market.

New conclusions and recommendations from research results

(1)    Both the growth and interest rate volatility have a positive impact on both short-term and long-term volatility in the stock market. Their impact on short-term volatility is asymmetric, with a larger effect attributed to favorable growth volatility and unfavorable interest rate volatility. The impact on long-term volatility is also asymmetric, with a larger effect attributed to unfavorable growth and interest rate volatility. Therefore, investors and policymakers need to consider the impact of the macroeconomic volatility on the stock market volatility.
(2)    The Vietnamese stock market responses more strongly when favorable and unfavorable volatility exceeds their asymmetric thresholds, similar to the findings of Brown et al. (1988) and Wang et al. (2020) in developed markets. However, the Vietnamese stock market is more sensitive to macroeconomic policies due to lower asymmetric thresholds compared to these markets. Additionally, the asymmetric threshold for favorable growth volatility on short-term volatility is higher than that for favorable interest rate volatility, while the threshold for unfavorable growth is lower than that for unfavorable interest rate volatility. This implies that short-term volatility in the stock market is more sensitive to positive news in the monetary market and reacts more strongly to negative news in the commodity market. The asymmetric threshold on long-term volatility is almost lower than that on short-term volatility. Therefore, investors and policymakers need to pay attention when macroeconomic volatility achieves asymmetric thresholds.
(3)    During the instability period of stock market due to Covid-19 pandemic, macroeconomic volatility significantly influences both short-term and long-term volatility in the stock market. The asymmetric threshold for favorable growth volatility on short-term volatility is lower than that for favorable interest rate volatility, while the threshold for unfavorable growth is higher than that for unfavorable interest rate volatility. This indicates that the stock market is more sensitive to positive news in the commodity market and reacts more strongly to negative news about interest rate volatility in this period. Long-term volatility also varies significantly at asymmetric thresholds. The asymmetric threshold for favorable and unfavorable growth volatility on long-term volatility is lower than that for favorable and unfavorable interest rate volatility. Therefore, investors and policymakers need to pay attention more to the movement of macro variables, especially information in the commodity market. A negative shock is likely to create a herding effect and cause unpredictable fluctuations in the stock market.