Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Huyền, chuyên ngành Marketing, với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng cảm nhận tính chân thực của điểm đến tới ý định du lịch chậm: tiếp cận theo mô hình hành vi định hướng mục tiêu"
Thứ tư, ngày 01/11/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng cảm nhận tính chân thực của điểm đến tới ý định du lịch chậm: tiếp cận theo mô hình hành vi định hướng mục tiêu
Chuyên ngành: Marketing                Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huyền            Mã NCS: NCS39.13MA
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Minh Đức 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Luận án đề cập đến chủ đề du lịch chậm – đây là chủ đề mới ở Việt Nam. Triển khai hoạt động du lịch chậm có thể giúp trẻ hóa ngành du lịch tại các điểm đến đông người, khuyến khích các chuyến thăm đến những nơi biệt lập. 
- Luận án xem xét tính chân thực của điểm đến dưới góc độ đánh giá cảm nhận của du khách theo hai khía cạnh là tính chân thực dựa trên đối tượng và tính chân thực hiện sinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả hai cảm nhận tính chân thực này đều tác động lên ý định du lịch chậm. Kết quả này đã bổ sung thêm vào nền tảng lý thuyết về tính chân thực trong du lịch chậm. 
- Luận án sử dụng mô hình MGB và chứng minh được mô hình phù hợp với lĩnh vực du lịch chậm. Việc áp dụng mô hình này giúp kiểm tra chính xác mục tiêu, động cơ của du khách khi tham gia du lịch chậm. 
- Các yếu tố thúc đẩy ý định du lịch chậm có khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên và dưới 40 tuổi. Ở nhóm từ 40 tuổi trở lên, tính chân thực hiện sinh, cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mong muốn, ý định du lịch chậm. Ngược lại, với nhóm dưới 40 tuổi thì tính chân thực dựa trên đối tượng, chuẩn chủ quan lại quan trọng hơn. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

- Tính chân thực của điểm đến có vai trò quan trọng và là động cơ thúc đẩy du khách tham gia trải nghiệm với tốc độ chậm tại điểm đến. Do vậy, đối với mỗi điểm đến, cần có chính sách bảo vệ tính chân thực dựa trên đối tượng đồng thời có thiết kế tổng thể về dịch vụ, liên kết sản phẩm để tạo ra một chuỗi các hoạt động trải nghiệm nhằm gia tăng cảm nhận tính chân thực hiện sinh của du khách. 
- Với hành trình chậm, du khách sẽ lưu lại lâu hơn, cảm nhận sâu sắc hơn, vì vậy cũng khó tính hơn, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ hơn của điểm đến. Vì vậy, bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm phù hợp, ban quản lý điểm đến cần đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh, giữ gìn cảnh quan, tạo không gian an toàn, thân thiện cho du khách. Đội ngũ hướng dẫn viên tại chỗ cần có hiểu biết, có trình độ, kỹ năng, có tâm với nghề vì chính họ là sợi dây kết nối du khách với địa phương.  
- Có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ, nhóm dưới 40 tuổi và từ 40 tuổi trở lên, giữa nhóm nam và nhóm nữ. Vì vậy, người làm marketing của công ty du lịch, của điểm đến cần xem xét để tạo ra những sản phẩm đủ sức hấp dẫn các nhóm đối tượng này. 
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu có thể thực hiện trong các bối cảnh nghiên cứu khác hoặc kiểm tra song song nhiều hơn một điểm đến để có sự so sánh, đánh giá;  áp dụng cách thức lấy mẫu xác suất để khách quan hơn; kiểm tra thêm tác động của một số biến điều tiết thuộc về cá nhân du khách như nghề nghiệp, trải nghiệm du lịch, thu nhập; xem xét các yếu tố thuộc về động cơ hay những trở ngại của du khách khi thực hiện du lịch chậm. 

-------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: "The effect of the perceived authenticity of a destination on slow tourism intention: An approach based on a model of goal-directed behavior". 
Major: Marketing                 Code: 9340101
PhD student: Nguyen Thi Huyen         PhD Student code: NCS39.13MA
Advisor: Prof. Dr. Vu Minh Duc 
Institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

- The thesis addresses the theme of slow tourism, which is a new topic in Vietnam. Implementing slow tourism activities can rejuvenate the tourism industry in crowded destinations, promoting visits to secluded places.
- The thesis examines the authenticity of destinations from the perspective of assessing tourists' perceptions, considering two dimensions: object-based authenticity and existential authenticity. The research results demonstrate that both perceptions of authenticity significantly influence the intention for slow tourism. 
- The thesis applies the MGB model and demonstrates its suitability for the slow tourism domain. Utilizing this model aids in accurately examining the objectives and motivations of tourists when engaging in slow tourism.
- The factors driving the intention for slow tourism modification differ between age groups, specifically those aged 40 and above and those under 40. In the 40 and above age group, existential authenticity and emotional factors are crucial in promoting desire and intention for slow tourism. Conversely, for the under-40 age group, object-based authenticity and subjective standards are more significant.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis

- Authenticity plays a significant role and motivates tourists to engage in slow-paced experiences at the destination. Therefore, for each destination, policies are needed to protect object-based authenticity while encompassing an overall design of services and products to create a sequence of attractive experiential activities for tourists.
- With a slow journey, tourists tend to stay longer and perceive more profoundly, increasing their expectations and demands. This refers to necessitating better preparation from the destination and creating suitable products. Therefore, in addition to creating suitable products, destination management should propose solutions to enhance environmental awareness, ensure hygiene, preserve scenery, create a safe and friendly environment for tourists, and improve the quality of on-site tour guides.
- There are significant differences between males and females, as well as between age groups under 40 and those aged 40 and above. Therefore, marketers in travel companies and destinations must carefully consider and tailor products to appeal to these specific demographic groups.
Further research directions:
Future research can be conducted in various research contexts or concurrently test multiple destinations for comparison and evaluation. The researcher can employ probability sampling methods for greater objectivity. Additionally, further examination can be done to assess the impact of certain individual traveler-related variables such as occupation, travel experience, and income. Exploring factors related to motivations or obstacles of slow tourism can also be considered.