Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hoài Thu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/05/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hoài Thu, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 08/04/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích        Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoài Thu  
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Mạnh Dũng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

- Theo các nghiên cứu trước (Vũ Quốc Thông, 2017; Le và cộng sự, 2020…) thì việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) chỉ dựa theo một thành phần/tiêu chí đơn nhất là chưa đủ để đánh giá tổng thể tính hữu hiệu của HTTTKT. Và do vậy, việc đưa thêm các tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT là cần thiết. Trong nghiên cứu này, các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT (chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân và ảnh hưởng tích cực đến tổ chức) được bổ sung nhằm xác định những mục tiêu mà doanh nghiệp đạt được khi sử dụng HTTTKT một cách toàn diện, tổng quát hơn.

- Luận án đã dựa trên các lý thuyết nền tảng và nghiên cứu trước (Ismail, 2009; Petter và cộng sự, 2013…) để thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, xác định năm (05) nhân tố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu gồm đặc điểm tổ chức, đặc điểm dự án, đặc điểm xã hội, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm công việc. Trong đó, nhân tố đặc điểm xã hội chưa được các nghiên cứu trước kiểm định mối quan hệ với tính hữu hiệu của HTTTKT.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

- Luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một số thang đo mới từ kết quả phỏng vấn chuyên gia chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước. Cụ thể là, hai nhân tố bậc 1 thuộc nhân tố đặc điểm người sử dụng là “kiến thức của nhà quản lý” được bổ sung thang đo “nhà quản lý của doanh nghiệp may biết cách sử dụng công nghệ trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh” và “kiến thức của người làm kế toán” được bổ sung thang đo “người làm kế toán nắm rõ phương thức và quy trình kinh doanh”.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy 05 nhân tố độc lập đều ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam với mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó nhân tố đặc điểm tổ chức có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo quy mô doanh nghiệp.

- Dựa trên kết quả nghiên cứu chính, luận án có một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp may Việt Nam cần tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản lý; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; quan tâm, duy trì sự tham gia của người sử dụng; tăng cường sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống; chú trọng phát triển mối quan hệ xã hội trong doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và trau dồi kinh nghiệm cho người sử dụng HTTTKT; duy trì sự phù hợp, tương thích của hoạt động sản xuất kinh doanh và công việc kế toán với HTTTKT; nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng HTTTKT trong công việc.

-------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Determinants influencing the effectiveness of accounting information systems in Vietnamese garment enterprises
Major: Accounting, auditing and analysis         Code: 9340301
Ph.D candidate: Nguyen Thi Hoai Thu 
Supervisor: Assoc. Dr. Tran Manh Dung

New academic and theoretical contributions

- According to previous studies (Vu Quoc Thong, 2017; Le et al., 2020…), it is not enough to evaluate the effectiveness of accounting information system (AIS) based on a single component/criteria. And so, adding more criteria to evaluate AIS effectiveness is necessary. In this study, the criteria to evaluate AIS effectiveness (system quality, user satisfaction, individual impact and organizational impact) are added to determine the goals that enterprises achieve when using AIS in a more comprehensive and general way.

- The thesis has based on the background theory and previous research (Ismail, 2009; Petter et al., 2013...) to discuss the determinants influencing the effectiveness of AIS, propose five (05) determinants suitable to the research context including organizational characteristics, project characteristics, social characteristics, user characteristics, task characteristics. In which, social characteristics have not been tested by previous studies in relation to the effectiveness of AIS.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

- The thesis identifies determinants and proposes some new scales from the results of expert interviews that have not been mentioned in previous studies. Specifically, two first-order determinants belonging to the user characteristics are "manager's knowledge" with the addition of the scale "managers of garment enterprises know how to use technology in managing production and business activities" and "knowledge of accountants" are supplemented with the scale of "accountants who understand business methods and processes".

- The research results show that 05 independent determinants all affect the effectiveness of AIS in Vietnamese garment enterprises with different levels of influence, in which the organizational characteristics have the strongest influence. The research results also show that there is a difference in the degree of influence of determinants on the effectiveness of AIS in Vietnamese garment enterprises by enterprise/firm size.

- Based on the main research results, the thesis has some recommendations for Vietnamese garment enterprises. Accordingly, Vietnamese garment enterprises should increase the support of managers; focus on investing in IT infrastructure; maintain user participation; enhanced system vendor support; focus on developing social relationships in enterprises; fostering and improving knowledge and experience for users of AIS; maintaining the suitability and compatibility of business activities and accounting work with AIS; enhance the responsibility and authority of the users of AIS at work.