Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Diệu Chi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 13/10/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Diệu Chi, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 12/09/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng               
Mã số: 62.34.02.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Diệu Chi      
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Quang Trung

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Một là: Trên cơ sở lý luận về hoạt động và sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong các doanh nghiệp, tác giả đưa ra quan điểm về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tập trung cho 3 nhóm tổ chức tài chính trung gian là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm thay vì quan điểm chung chung về mua bán và sáp nhập cho doanh nghiệp.

Hai là: Luận án đã đưa ra hai nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như:

(1) Chỉ tiêu về số lượng và giá trị thương vụ: Mức độ gia tăng về số lượng và giá trị của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng qua các năm.

(2) Chỉ tiêu về chất lượng thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu; Khả năng tăng trưởng doanh thu; Mức tăng trưởng lợi nhuận; Khả năng sinh lợi trên tài sản/nguồn vốn; Mức độ giảm nợ quá hạn; Khả năng gia tăng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tài chính - ngân hàng.

Ba là: Luận án cũng tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng bao gồm:

(1) Các nhân tố ngoài doanh nghiệp: Môi trường thể chế, pháp luật; Môi trường kinh tế; Môi trường văn hóa xã hội; Môi trường kỹ thuật, công nghệ tài chính;

(2) Các nhân tố thuộc doanh nghiệp: Năng lực tài chính; Khả năng cạnh tranh; Năng lực quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát:

Một là: Qua nghiên cứu, đánh giá số liệu thứ cấp về thực trạng số lượng, giá trị và chất lượng của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, luận án thấy được có sự tác động tích cực của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tài chính sau mua bán và sáp nhập. Đồng thời, với việc đánh giá mô hình Probit qua các số liệu tài chính của 22 tổ chức tài chính - ngân hàng Việt Nam đã thực hiện mua bán và sáp nhập với biến phụ thuộc là xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện mua bán và sáp nhập, và 7 biến độc lập là vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu, và tổng dư nợ, luận án cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu với xác suất, khả năng doanh nghiệp tài chính - ngân hàng sẽ thực hiện mua bán và sáp nhập trong tương lai và mối quan hệ ngược chiều giữa xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện mua bán và sáp nhập với tình hình lợi nhuận và dư nợ hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, luận án chứng minh được việc phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam là cần thiết.

Hai là: Thông qua khảo sát ý kiến các cán bộ làm việc trong các tổ chức tài chính - ngân hàng Việt Nam về triển vọng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập tài chính - ngân hàng đến 2020 cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tài chính khá chú trọng tới giải pháp này và lĩnh vực tài chính - ngân hàng chiếm tỷ trọng giá trị thương vụ mua bán và sáp nhập cao nhất trong các ngành nghề giai đoạn 2007 đến 2013 (24,54%). Ngoài ra, 77,8% số người được hỏi cũng đồng ý với quan điểm nếu doanh nghiệp thực hiện mua bán và sáp nhập sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, và 52,2% cho rằng mua bán và sáp nhập là công cụ hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp tài chính giải quyết vấn đề nợ xấu. Từ đó, luận án cho thấy sự tin tưởng của doanh nghiệp tài chính trong việc sử dụng giải pháp mua bán và sáp nhập trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở quan trọng góp phần phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam.

Cuối cùng: Luận án đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo các hướng: Nhà nước cần xây dựng được một hệ thống văn bản pháp lý chuyên biệt cho mua bán và sáp nhập thay vì quy định mua bán và sáp nhập chung chung trong nhiều văn bản pháp lý; Nhà nước cần nghiên cứu nới biên độ và tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình mở cửa thị trường tài chính tới năm 2020 là cơ sở cho sự gia tăng các thương vụ mua bán và sáp nhập; Nhà nước cần ban hành một quy trình chuẩn cho các thương vụ mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam với 8 giai đoạn, trong đó chú trọng tới vấn đề định giá. Bên cạnh đó, về phía doanh nghiệp tài chính cần có kế hoạch mua bán và sáp nhập chi tiết trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định về minh bạch công bố thông tin theo tháng, quý, năm hoặc các quy định cụ thể cho từng doanh nghiệp.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

Thesis title: Develop mergers and acquisitions in Vietnam finance and banking sector
Major: Finance and Banking           
Code: 62.34.02.01
PhD Candidate: Nguyen Thi Dieu Chi  
Supervisor: Prof. Dr. Pham Quang Trung

New theoretical contributions of the thesis:

Firstly, based on theories of operation and development of mergers and acquisitions (M&A) in the enterprises, the writer represented opinions on the M&A and its development in the finance and banking, with concentration on three groups of intermediate financial institutions which are commercial banks, securities enterprises and insurance enterprises, other than general opinions of corporate M&A.

Secondly, the thesis proposes 2 groups of criteria to evaluate the M&A development in the finance and banking, such as:

(1) Quantity and value of transactions: Degree of increase in quantity and value of M&A transactions in the finance and banking from year to year;

(2) Quality of M&A transactions in the finance and banking: Growth of owners equity, Revenue growth, Level of profit raising, probability on assets/equity, Reduction in overdue debts, Ability to increase capital sources of the finance and banking enterprises.

Thirdly, the thesis also focuses on the factors which may affect the finance and banking M&A, including:

(1) External factors: Law environment; Economic environment; Socio-cultural environment; Financial technology environment;

(2) Internal factors: Financial capacity; Competitive capacity; Risk control capacity.

New findings, recommendations from the research and survey:

Firstly, by studying, assessing the secondary data about quantity, value and quality of M&A transactions in the finance and banking of Vietnam in period from 2007 to 2013, the thesis indicates that M&A has positive impacts on the financial institutions operating results. At the same time, by analyzing the Probit model with financial data of 22 finance and banking institutions in Vietnam who executed M&A with dependent variable namely probability of an enterprise to execute the M&A, and 7 independent variables namely owners equity, revenue, assets, profit, profit/owners equity, bad debt and total debt, the thesis also indicates the favorable relationship between owners equity, revenue, assets, profit, profit/owners equity, bad debt, total debt with the enterprises probability to execute the M&A in the future. Since then, the thesis proves that it is necesary to develop M&A in Vietnam finance and banking sector.

Secondly, by interviewing the employees in Vietnams finance and banking institutions about potential development of finance and banking M&A till 2020, it can be seen that the enterprises, especially the financial institutions, care to the issue in which the finance and banking sector occupy the highest rate of M&A in period of 2007-2013 (24.54%). Moreover, 77.8% answerers agree that the M&A will help the enterprises to enhance their operating efficiency and 52.2% said that M&A is a helpful instrument for the financial institutions to deal with bad debts. From that, the thesis finds that the financial institutions believe in M&A solution to re-organize the enterprise and to enhance their operating efficiency. This is an important basis contributing to develop M&A in Vietnam finance and banking sector.

Finally, the thesis proposes some solutions and recommendations to develop M&A in Vietnam finance and banking sector, such as: The Government should build a specific legal document system for M&A rather than general M&A regulations included in many legal documents; the Government needs to loosen "room" and ratio of share capital ownership for the foreign investors in the routine of financial marking opening till 2020 which shall become a foundation to increase in M&A transactions; the Government should enact a standard procedure for M&A transactions in Vietnam with 8 stages, including emphasis on the pricing. Furthermore, the financial institutions should build detailed M&A plan in compliance with regulations on transparency in announcing financial information on monthly, quarterly and annual basis or specific regulations applied to each enterprise.