Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Hằng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h ngày 31/07/2023 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Bích Hằng, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Tiếp cận tín dụng của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng.
Thứ sáu, ngày 07/07/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tiếp cận tín dụng của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bích  Hằng                                  Mã NCS: NCS40.19TC
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                Mã số: 9340201
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Hồng Nhung, 2. TS. Nguyễn Việt Cường
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án đã thực hiện đo lường một cách toàn diện về tiếp cận tín dụng của hộ gia đình trên cả 2 phương diện người đi vay và người cho vay và 3 khía cạnh của tiếp cận tín dụng bao gồm: Quyết định tham gia thị trường (người đi vay), số tiền vay (dựa trên cả quyết định của người đi vay và người cho vay) và quyết định của người cho vay (đo lường thông qua mức độ hạn chế tín dụng). Các nghiên cứu trước đây đa phần chỉ đánh giá 1 hoặc 2 khía cạnh trên.
Thứ hai, với mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia thị trường tín dụng (cả chính thức và phi chính thức), tác giả đã thêm biến: Mức độ e ngại rủi ro và thói quen vay vốn. 
Thứ ba, luận án đã thực hiện đo lường một cách đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn tín dụng thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính. 

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất luận án đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của hộ gia đình nông thôn tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, cụ thể:
- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tham gia vào thị trường tín dụng chính thức và số tiền vay chính thức: Giáo dục của chủ hộ, tổng số người trong gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất nông nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tham gia vào thị trường tín dụng phi chính thức và số tiền vay chính thức bao gồm: Tuổi, giáo dục và nghề nghiệp của chủ hộ, tổng số người trong gia đình, tổng thu nhập của hộ và thu nhập từ nông nghiệp, và thói quen vay vốn. Điều này chỉ ra rằng những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp đều có nhu cầu vay vốn từ nguồn chính thức, ngoài ra những hộ sản xuất nông nghiệp còn có nhu cầu vay vốn từ nguồn vay phi chính thức khi thị trường tín dụng chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu của những hộ dân này. Nhu cầu của những hộ gia đình vay vốn phi chính thức chịu tác động bởi thói quen vay vốn, điều này phản ánh đúng thực trạng về sự phổ biến của tín dụng phi chính thức tại khu vực nông thôn Việt Nam. 
- Đối với mức độ hạn chế tín dụng, nhu cầu vay thực của khách hàng và mục đích vay có tác động mạnh tới mức độ hạn chế tín dụng.
Thứ hai, luận án đã đưa ra được bằng chứng thực nghiệm cụ thể về các nhân tố tác động tới ý định lựa chọn nguồn vay thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính. Cụ thể, thủ tục vay vốn tác động mạnh nhất tới việc hộ gia đình lựa chọn những tổ chức cho vay chính thức, bên cạnh đó số tiền vay lại là nhân tố tác động mạnh nhất tới việc hộ gia đình lựa chọn các bên cho vay phi chính thức.
Thứ ba, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số những khuyến nghị được đưa ra đối với thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn Việt Nam, nhằm phát triển thị trường tín dụng chính thức cũng như giảm sự phụ thuộc của hộ gia đình vào thị trường tín dụng phi chính thức, đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Giải pháp chính là tạo cơ chế liên kết với doanh nghiệp, từ đó hình thành chuỗi sản xuất mới có thể nâng cao năng lực sản xuất cũng như khả năng tiếp cận vốn chính thức cho hộ gia đình. 

---------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Access to credit of households in rural areas of the Red River Delta
Major: Finance - Banking                 Code: 9340201
PhD Student: Nguyễn Thị Bích  Hằng        Student ID: NCS40.19TC
Instructor: Assoc. Prof. Do Hong Nhung, Dr. Nguyen Viet Cuong
Training School: National Economics University

New academic and theoretical contributions

Firstly, the thesis has made a comprehensive assessment of households' access to credit in terms of supply and demand side, including 3 aspects: Market participation of households, the borrowing amount (based on both the borrower's and the lender's decision) and the lender's decision (measured by the extent of credit rationing). Previous studies have mostly evaluated only one or two aspects.
Secondly, with the model of factors affecting credit market participation (both formal and informal), the author has added the variables: Level of risk aversion and borrowing habits. 
Thirdly, the thesis has made a full measurement of the factors affecting the selection of credit sources through SEM model.

The thesis has the following practical contributions (new findings and proposals drawn from research results)

Firstly, the thesis provides empirical evidences on the factors affecting formal and informal credit access of rural households in the Red River Delta as follows:
- Factors affecting the participation in the formal credit market and formal amounts are: Education, total number of people in the family, dependency ratio, area of agricultural land, income from agricultural and non-agricultural. The factors affecting the participation in the informal credit market and informal amounts include: Age, education and occupation of the household head, total number of people in the household, total income, agricultural income, and borrowing habits. This indicates that agricultural and non-agricultural households have demand to borrow from formal sources while agricultural households have demand to borrow both from formal and informal sources (when the formal market cannot meet their demand). The formal credit market does not meet the needs of these households. The demand for informal loans of households is affected by their borrowing habits, which reflects the reality of the prevalence of informal credit in rural areas of Vietnam. 
- For the extent of credit restriction, the study shows that the real demand for loans of customers and the purpose of the loan have a strong impact credit rationing.
Secondly, the thesis has provided specific empirical evidence on the factors affecting the intention to choose a loan source through SEM model. Specifically, the loan procedure has the strongest impact on households' choice of formal lending institutions while the amount is the strongest factor affecting households' choice of informal lenders.
Thirdly, based on the research results, some recommendations are made for agricultural credit market in Vietnam in general and the Red River Delta in particular, in order to reduce the dependence of households on the informal credit market, especially agricultural households. The main solution is to create a mechanism to link with businesses, thereby forming a new production chain that can improve production capacity as well as the ability to access formal capital for households.