Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Lân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 11/03/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thanh Lân, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD bất động sản), với đề tài "Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam".
Thứ năm, ngày 11/03/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh bất động sản              Mã số: 9340101_BDS
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Lân                                Mã NCS: 911.36.09BDS
Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Văn Cường
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Dựa vào các luận điểm cơ bản về mối quan hệ giữa giá trị đất đai và khả năng tiếp cận trong lý luận địa tô và lý thuyết lựa chọn sử dụng đất đô thị được phát triển bởi Alonso (1964), Muth (1969) và Mills (1972), luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau: 
Thứ nhất, luận án xác định các biểu hiện, chỉ dẫn chính phản ánh về gia tăng giá trị đất đai. Đây là một điểm bổ sung cho các nghiên cứu trước vì thường diễn giải gia tăng giá trị đất đai là gắn với các nguồn gây ra tác động;
Thứ hai, luận án xác định ba cơ chế thông qua đó các yếu tố do nhà nước thực hiện tác động làm gia tăng giá trị đất đô thị. Đó là cơ chế: Cải thiện các tiện ích & khả năng tiếp cận đất đai; Tạo ra các cơ hội phát triển; và Mức độ thực thi can thiệp. 
Thứ ba, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam. Cụ thể, luận án đã phân tích tác động gia tăng giá trị đất ở tại đô thị khi nhà nước thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, dựa trên dữ liệu về giá đất thị trường và khảo sát người sử dụng đất. Các nghiên cứu trước đây thường đánh giá tác động gia tăng giá trị đất đai dựa vào dữ liệu giá đất, nên luận án bổ sung thêm mô hình đánh giá tác động dưới góc nhìn của người sử dụng đất.  

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án đã có những đóng góp về mặt thực tiễn và quản lý như sau:
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: Doanh nghiệp cần dự báo những thay đổi gia tăng giá trị của đất đai khi lựa chọn vị trí & địa điểm đầu tư; quan tâm tạo lập, đóng góp gia tăng và khai thác các giá trị kinh tế và phi kinh tế trong thực hiện dự án đầu tư sử dụng đất và phát triển bất động sản. 
Đối với quản lý nhà nước: Luận án đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các chính sách điều tiết phần gia tăng giá trị đất đai và tăng cường các yếu tố tác động làm gia tăng giá trị đất đô thị. Trong đó, các chính sách điều tiết cần được hoàn thiện đồng thời về chính sách giá đất và thuế đất đai. Để tăng cường sự tác động của các yếu tố đến gia tăng giá trị đất đai, nhà nước cần: đổi mới công tác về lập quy hoạch; thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển cở sở hạ tầng đô thị; xác định các định hướng và giải pháp triển khai hiệu quả những biến động trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất tại đô thị.
 

------------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: A study of the factors influencing urban land value uplift in Vietnam
Major: Business Administration (Real estate)                     Code: 9340101_BDS
Name of Candidate: Nguyen Thanh Lan                          Candidate Code: 911.36.09BDS
Supervisors: Prof.Dr. Hoang Van Cuong 
Institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions

Based on relationship between accessibility and urban land value in theory of land rent and location theory developed by Alonso (1964), Muth (1969) and Mills (1972), this thesis has made some following new theoretical contributions: 
Firstly, the thesis has clarified some main features and indications of land value uplift (LVU). This is a complement point for previous studies because LUV often involves with some factors.
Secondly, this study has identified 03 mechanisms which affect LVU in urban areas when the state implements these interventions, namely: Improving utilities & accessibility to land; Create development opportunities; Implementation level of interventions.
Thirdly, the thesis provides some empirical evidence about urban LVU, based on land prices and land users’ survey, when the State made an investment in urban transport infrastructure. Previous studies often assess the impact of LVU based on land price data, so this this research supplement the way of assessing impacts from the perspectives of land users. 

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis

Based on the research results, this thesis offers these following recommendations:
Recommendations to business investment: Real estate developers/ firms, when developing real estate projects, should be forecasting changes in land values on choosing location, contributing in LVU through making economic and non-economic values of real estates.
Recommendations for the State agencies: The thesis proposes to amend and supplement land policies to regulate on LVU and promote these factors influencing on LVU, including: (i) dual amending of land price and land taxation polices; (ii) effective reforming the planning and developing infrastructure in urban areas; (iii) managing the process of changing land use purposes.