Nghiên cứu sinh Nguyễn Thái Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h ngày 26/01/2024 tại P501 Nhà A2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thái Hà, chuyên ngành Marketing, với đề tài "Tác động của marketing nội bộ tới sự hài lòng của người lao động tại trường đại học ở Việt Nam"
Thứ tư, ngày 29/11/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của marketing nội bộ tới sự hài lòng của người lao động tại trường đại học ở Việt Nam
Chuyên ngành: Marketing            Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thái Hà        Mã NCS: NCS38.042MA
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Huy Thông, TS. Phạm Hồng Hoa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau:

1.    Đã khái quát được 09 yếu tố sắp xếp thành 03 phương diện (tạo động lực làm việc nội bộ, môi trường làm việc nội bộ, và truyền thông nội bộ) với tư cách là các thành phần đại diện điển hình, các công cụ chủ chốt của marketing nội bộ trong lĩnh vực giáo dục đại học. Những công cụ này được phân định từ góc độ quản trị nguồn nhân lực theo triết lý của marketing nội bộ, dễ dàng có thể hình dung và tiếp cận, giúp khắc phục những hiểu biết chưa thực sự đầy đủ về loại hình marketing này.
2.    Bộ tiêu chí đo lường các thành phần marketing nội bộ cũng được phát triển hoàn thiện hơn so với các nghiên cứu trước đây, giúp phân định rõ sự khác biệt các thành phần này với các công cụ quản trị nguồn nhân lực truyền thống. 
3.    Mô hình đề xuất đã bổ sung nghiên cứu tác động điều tiết của biến “Vị trí công việc” lên mối quan hệ giữa marketing nội bộ và sự hài lòng của người lao động. Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm chỉ ra rằng tác động của marketing nội bộ đến sự hài lòng của người lao động chịu ảnh hưởng điều tiết của biến “Vị trí công việc”. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1)    Kết quả phân tích số liệu của luận án cho thấy: (i) Có 08 yếu tố của marketing nội bộ tác động có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng của người lao động, trong đó yếu tố “Điều kiện vật chất” có tác động mạnh nhất, yếu tố “Tầm nhìn, Sứ mệnh” có tác động yếu nhất. Yếu tố “Mối quan hệ nơi công sở” không có tác động đến sự hài lòng của người lao động, đây là phát hiện có điểm khác biệt với các nghiên cứu tiền nhiệm; (ii) Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm cho thấy dưới tác động điều tiết của VTCV thì mối quan hệ giữa TTNB, TLKTPL, BDCV và SHL có ý nghĩa đối với chuyên viên, mối quan hệ giữa DTPT, CCTC và SHL có ý nghĩa đối với giảng viên, mối quan hệ giữa DKVC và SHL có ý nghĩa đối với cả chuyên viên và giảng viên; (iii) Sự hài lòng về “Truyền thông nội bộ” được đánh giá cao nhất, sự hài lòng về “Thù lao, Khen thưởng, Phúc lợi” được đánh giá thấp nhất.  
(2)    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị phát triển marketing nội bộ trong các trường đại học nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động. Các khuyến nghị được xếp vào hai nhóm ở hai cấp độ: (i) Cấp độ vĩ mô/chiến lược thì trường đại học cần xác định mục tiêu cụ thể khi đưa ra các chiến lược marketing nội bộ; phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường nội bộ; nghiên cứu thị trường nội bộ để thiết kế, đưa ra quyết định, thực hiện chiến lược marketing nội bộ; (ii) Cấp độ vi mô/chiến thuật thì trường đại học cần hoàn thiện các chương trình đào tạo và phát triển; chính sách thù lao, khen thưởng, phúc lợi, bảo đảm công việc; phát biểu về tầm nhìn, sứ mệnh; cải thiện điều kiện vật chất; cải thiện truyền thông nội bộ. 
---------------------------------------------------------

CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
Dissertation topic: The impact of internal marketing on employee satisfaction at the university in Vietnam
Specialization: Marketing            Specialization Code: 9340101
Candidate: Nguyen Thai Ha            PhD Student ID: NCS38.042MA
Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Vu Huy Thong; Dr. Pham Hong Hoa
Institution: National Economics University 

Contributions to academic and theoretical aspects

Based on theoretical and practical research, the thesis has the following new academic contributions:

1.    Generalised 09 factors arranged into 03 aspects (internal working motivation, internal working environment, and internal communication) as the typical representative components and key tool of internal marketing in the field of higher education. These factors, which are defined from the perspective of human resource management following the philosophy of internal marketing, are visualized, accessible, and overcome incomplete understanding of this type of marketing.
2.    The set of criteria for measuring internal marketing components is also entirely developing compared to the previous studies. It helps to differentiate these components from traditional human resource management tools.
3.    The proposed model has supplemented research on the moderating impact of the variable "Job position" on the relationship between internal marketing and employee satisfaction. The results of multi-group analysis show that the impact of internal marketing on employee satisfaction is moderated by the variable "Job position".

Recommendations delivered from the findings of the dissertation

(1)    The data analysis results show that: (i) 08 internal marketing components statistically impact employee satisfaction. Among those components, physical conditions have the most substantial impact, and vision and mission have the weakest impact on employee satisfaction. Work relationships have no impact on employee satisfaction, which is different from previous studies; (ii) The results of the multi-group analysis show that under the moderating influence of VTCV, the relationship between TTNB, TLKTPL, BDCV and SHL is significant for administrative staff, the relationship between DTPT, CCTC and SHL is significant for academic staff, the relationship between DKVC and SHL is significant for both academic and administrative staff; (iii) (3) Employee satisfaction of internal communications is rated highest, and employee satisfaction of remuneration, rewards, benefits is rated lowest among the internal marketing's component.
(2)    Based on the research results, the dissertation proposes some recommendations for developing internal marketing in universities to enhance employee satisfaction. The recommendations are grouped at two levels: (i) At the macro/strategic level, universities need to identify specific goals when designing internal marketing strategies, segmenting the internal market, selecting the targeted segmentation, positioning the internal market, conducting internal market research in order to design, make decisions, and implement internal marketing strategies; (ii) At the micro/tactical level, universities need to design training and development programs, remuneration, rewards, benefits, and job security policies, vision and mission statements properly, improving physical conditions as well as internal communication.