Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Linh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 12/07/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Ngọc Linh, chuyên ngành Lịch sử kinh tế, với đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dầu khí ở Việt Nam.
Thứ năm, ngày 01/06/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dầu khí ở Việt Nam
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế       Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Linh 
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Nam Phương, TS. Tống Quốc Trường

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1) Luận án phân tích và làm rõ đặc trưng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dầu khí. Khác với nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dầu khí bao gồm cả những người thợ, công nhân… trình độ văn hóa chỉ ở mức phổ thông, nhưng được đào tạo chuyên sâu về các phân ngành cụ thể trong ngành công nghiệp dầu khí; có khả năng làm việc ở môi trường đặc biệt khó khăn và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn. 

2) Xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp của ngành dầu khí, luận án nêu rõ rằng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành cần kết hợp chặt chẽ giữa tuyển dụng lao động và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, thái độ, ý thức cho người lao động phù hợp với yêu cầu của từng phân ngành cụ thể trong ngành công nghiệp dầu khí. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

1) Sự biến động số lượng nhân lực chất lượng cao là phù hợp với yêu cầu điều chỉnh, mở rộng các ngành nghề kinh doanh mới theo hướng phát huy khả năng, lợi thế của 05 lĩnh vực kinh doanh chính của ngành dầu khí Việt Nam. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh doanh chính đã đạt trình độ tương đương với nguồn nhân lực của các công ty dầu khí trong khu vực, đáp ứng được kỳ vọng nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành dầu khí Việt Nam.

2) Ngành dầu khí Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành, đặc biệt là đã có 4/5 lĩnh vực thuộc hệ thống quản trị nhân lực đã gần đạt cấp độ 3 so với mục tiêu đạt cấp độ 3/4 theo tiêu chí của mô hình SBC; chương trình đào tạo khung dành cho khối kỹ thuật và cán bộ quản lý đã được ban hành và đưa vào áp dụng; đã xây dựng được một số chương trình đào tạo chuyên sâu định hướng phát triển chuyên gia thuộc 5 lĩnh vực chính. 

3) Kết quả phân tích định lượng các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dầu khí Việt Nam đã khẳng định 2 yếu tố “Đào tạo và bồi dưỡng” và “Chế độ chính sách” có tác động mạnh nhất đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dầu khí với các hệ số hồi quy tương ứng là 0.462 và 0.349 trong khi các yếu tố “Sử dụng” và “Môi trường làm việc” cũng có tác động thuận chiều nhưng mức độ thấp hơn (hệ số hồi quy tương ứng là 0.201 và 0.205).

4) Từ những hạn chế của hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dầu khí, luận án đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt chú trọng: i) Hoàn thiện và phát triển hệ thống quản trị nguồn nhân lực; ii) Nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo của ngành; iii) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chương trình đào tạo đồng bộ theo mô hình phát triển nghề nghiệp; iv) Xây dựng đội ngũ chuyên gia cho một số lĩnh vực chiến lược; v) Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực. 


-----------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Development of high-quality human resource in Vietnam's oil and gas industry
Major: Economic history    Code: 9310101
PhD attendant: Nguyen Ngoc Linh  
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Nam Phuong, Dr. Tong Quoc Truong

New academic and theoretical contributions

1)    The thesis analyzed and clarified the characteristics of high-quality human resource in the oil and gas industry. Compared with high-quality human resources in general, high-quality human resource in this industry include all workers (in manual labor group) with high-school educational level. However, they are trained with in-depth knowledge related to the sub-sectors of the oil and gas industry; then they are qualified to work in especially challenging environments and effectively complete assigned professional tasks.

2)    Based on specific characteristics of the oil and gas industry, the thesis clarified that to develop high-quality human resource in this sector, it is necessary to closely combine labor recruitment and training in terms of expertise, skills, attitudes, awareness for employees in accordance with the requirements of each specific sub-sector in the oil and gas industry.

New findings and proposals concluded from survey results and research

1)    Changes in the quantity of high-quality human resources are in accordance with the requirements of adjusting and expanding new business lines in the direction of promoting the capabilities and advantages of 05 main business fields of Vietnam's oil and gas industry. High-quality human resource in the industry's main business fields has reached the same level of qualifications compared with human resources of oil and gas companies in the region, which meets the expectations and business plans of companies in Vietnam's oil and gas industry.

2)    Vietnam's oil and gas industry has had many activities to develop high-quality human resource, especially 4/5 fields of the human resource management system have almost reached level 3 compared with the target of reaching 3 out 4 levels according to the criteria of the SBC model; the framework training program for technical and managerial staff has been issued and put into application; a number of intensive training programs oriented to develop experts in 5 main fields has also been developed. 
3)    The results of quantitative analysis of factors affecting the development of high-quality human resources in Vietnam's oil and gas industry confirmed that the two factors namely "Training and fostering" and "Policies for the development of high-quality human resources" had the biggest impact on the development of high-quality human resource in the oil and gas industry with the corresponding regression coefficients being 0.462 and 0.349. At the same time, factors namely "Use of high-quality human resources" and "Working environment" also had positive correlations but at a lower level (regression coefficients were 0.201 and 0.205 respectively).
4)    Based on the analysis into limitations in development of high-quality human resource in the oil and gas industry, the thesis proposed a number of necessary solutions to develop high-quality human resource in Vietnam's oil and gas industry, specifically: i) Completing and developing the human resource management system; ii) Improving the qualifications of the industry's system of training institutions; iii) Developing and completing a system of synchronous training programs according to the career development model; iv) Developing a team of experts for a number of strategic areas; v) Strengthening domestic and international cooperation in human resource training.