Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Điệp bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/08/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Ngọc Điệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài: Nghiên cứu tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo tới sự hài lòng của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội.
Thứ sáu, ngày 10/07/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo tới sự hài lòng của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội. 
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                Mã số: 9340101_QTK
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Điệp                Mã NCS: NCS33.031QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết Mai      
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở kết hợp ba mô hình lý thuyết: HEdPERF của Firdaus (2005), Gamage và cộng sự (2008), Jain và cộng sự (2013), tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên và thực hiện so sánh giữa nhóm trường đại học công lập và đại học tư thục trong bối cảnh giáo dục Việt Nam. Luận án đã mở rộng các mô hình lý thuyết bằng việc: 1/ Bổ sung biến công bằng thủ tục là biến nằm trong nhóm biến về khía cạnh phi học thuật của chất lượng dịch vụ đào tạo; 2/ Bổ sung biến sự hài lòng về đánh giá kết quả học tập và kiểm định tác động của các yếu tố về chất lượng giảng viên, chất lượng chương trình đào tạo và công bằng thủ tục đến sự hài lòng của sinh viên gián tiếp thông qua biến sự hài lòng về đánh giá kết quả học tập. 

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy các trường đại học không phân biệt trường công lập hay trường tư thục đều rất nỗ lực cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao cho sinh viên. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy các yếu tố bao gồm chất lượng giảng viên, chất lượng chương trình đào tạo, công bằng thủ tục có tác động thuận chiều đến sự hài lòng về đánh giá kết quả học tập; sự hài lòng về đánh giá kết quả học tập, các dịch vụ hỗ trợ, sự phù hợp về chi phí có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên. Trong các mối quan hệ này, công bằng thủ tục có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng về đánh giá kết quả học tập. Kết quả phân tích đa nhóm cũng cho thấy có sự khác nhau giữa trường công lập và trường tư thục trong việc đánh giá tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên. 
Với kết quả nghiên cứu này, luận án đã đưa ra những khuyến nghị với các trường đại học để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo nhằm tăng cường sự hài lòng của sinh viên như: tạo lập và duy trì công bằng thủ tục thông qua việc lập trình và vận hành một hệ thống quy trình, thủ tục thông suốt; đảm bảo tính công bằng và chính xác trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế; cập nhật và đổi mới các chương trình đào tạo; cải thiện thái độ, phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên hành chính; đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ… Trên góc độ quản lý nhà nước, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các nhà quản lý giáo dục đại học có cái nhìn đúng đắn về sự khác biệt về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học giữa hai hệ thống công lập và tư thục từ đó có những chính sách điều chỉnh phù hợp nhằm tăng cường sự hài lòng của sinh viên của cả hai hệ thống đào tạo đại học này.

--------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: “Research on the impact of the quality of educational services on student satisfaction in universities in Hanoi.”
Major: Business Administration                          Code: 9340101_QTK
PhD candidate: Nguyen Ngoc Diep                     Candidate Code: NCS33.031QTK
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Tuyet Mai
Training facility: National Economics University

Academic and reasoning contribution 

Based on the combination of three theoretical models: HEdPERF of Firdaus (2005), Gamage et al(2008), Jain et al. (2013), the author proposed a comprehensive research model demonstrating the impact of educational service quality on student satisfaction between students from public universities and private universities in Hanoi. The thesis has expanded the theoretical model by: 1 / Adding procedural fairness variables, which is of the non-academic edges of educational service quality; 2 / Adding satisfaction variables on result rating and test the impact of lecturers’ qualities, educational service qualities, and procedural fairness to student satisfaction through the indirect variable: satisfaction on academic assessment.

Conclusions and proposals drawn from the research results

The results of the thesis show that both public universities and private universities are striving to provide the highest educational service qualities for their students. The analysis of linear structure model (SEM) shows that lecturers’ qualities, educational service qualities, and procedural fairness have a positive impact on student satisfaction on academic assessment; in turns, satisfaction on academic assessment, support services, and cost efficiency positively impact student satisfaction. Among these variables, procedural fairness has the strongest positive relationship with academic results. Results of multi-group analysis also points out that there is a difference in educational service qualities and student satisfaction between public and private schools.

The thesis then makes recommendations for universities to improve the quality of educational services and student satisfaction such as create and maintain procedural fairness through programming and operating a chained system with transparent processes and procedures to ensure fairness and accuracy in assessing student academic results. Furthermore, it is necessary focus on training and fostering the teaching staff toward modernity and international integration; update and renovating education programs; improve the service qualities of the administrative team; promote support services... From a state management perspective, the results will also help the law enforcers have a better view on the difference in educational service qualities between public and private universities, thereby making appropriate adjustments to enhance student satisfaction from both of these education systems.