Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h Ngày 1/3/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Thứ hai, ngày 19/02/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển            Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hùng        Mã NCS: NCS37.029PT
Người hướng dẫn: GS.TS. Ngô Thắng Lợi
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, Luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) theo cách tiếp cận chuyên ngành kinh tế phát triển, liên quan đến ngành NLTT và có khả năng đo đếm được, bao gồm: tiêu chí phản ánh tăng trưởng quy mô, sự thay đổi cấu trúc và sự lan tỏa phát tiển NLTT. Theo đó, nó khác với tiêu chí được đề xuất bởi một số nghiên cứu trước đó, nặng về mặt kỹ thuật năng lượng và phần lớn mang tính định tính hoặc là áp dụng cho dự án NLTT.
Thứ hai, nghiên cứu vận dụng lý thuyết về phát triển bền vững, lý thuyết công bằng năng lượng kết hợp với kết quả đánh giá tổng quan nghiên cứu đã xác định 10 nhóm nhân tố tác động đến phát triển NLTT. Sự khác biệt (mới) của khía cạnh này là luận án sử dụng lý thuyết của Herzberg để xây dựng mô hình nghiên cứu cải tiến hơn, bằng việc chia thành hai nhóm nhân tố chính tác động tới phát triển NLTT, đó là nhân tố thúc đẩy và nhân tố rào cản phát triển NLTT. Điều này theo tác giả sẽ giúp cho việc giải thích mô hình và đánh giá tác động thông qua mô hình kinh tế lượng sẽ bảo đảm chắc chắn và thuyết phục hơn.  

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, Với cách tiếp cận kinh tế phát triển, luận án là những nghiên cứu đầu tiên đánh giá phát triển NLTT của Việt Nam trên cả ba góc độ: gia tăng quy mô, thay đổi cơ cấu và lan tỏa phát triển NLTT, so với những nghiên cứu trước đây, chủ yếu đánh giá ở góc độ dự án đầu tư NLTT hoặc từng khía cạnh cụ thể. Với cách tiếp cận đó, luận án đã phát hiện được một xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành NLTT Việt Nam, đó là sự gia tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn của năng lượng mặt trời trong cơ cấu ngành NLTT, cũng như tính lan tỏa của loại năng lượng này.  
Thứ hai, bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng với cách tiếp cận hai nhóm nhân tố, luận án đã xác định được 8 nhân tố tác động thúc đẩy và thứ tự mức độ tác động của các nhân tố này. Điểm mới (so với một số nghiên cứu trước đây và một số đánh giá của dự án NLTT) của luận án là đã phát hiện được một số yếu tố chính sách NLTT của Chính phủ hiện đang gây cản trở đến phát triển NLTT ở Việt Nam hiện nay. Đó là: (i) giá điện, (ii ) tính pháp lý của thị trường NLTT, bao gồm cả tiêu chuẩn quy chuẩn các dự án NLTT, và (iii) thời gian, khu vực áp dụng hỗ trợ giá FIT. Dựa trên những phát hiện đó, luận án đã đề xuất những nội dung cần đổi mới để dỡ bỏ các rào cản chính sách này, trong đó nhấn mạnh đến nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật về NLTT hoặc sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho đầu tư, vận hành NLTT, phát triển chuỗi cung ứng. Đây cũng là đóng góp mới về mặt khuyến nghị chính sách của luận án cho sự phát triển NLTT ở Việt Nam trong thời gian tới. 

---------------------------------------------------------

NOVEL CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis Topic: Factors Affecting the Development of Renewable Energy in Vietnam
Major: Economic Development            Code: 9310105
PhD candidate: Nguyen Manh Hung        PhD candidate code: NCS37.029PT
Resear Supervisor: Prof. PhD. Ngo Thang Loi
Educational Institution: National Economics University

Novel Contributions in Academic and Theoretical Aspects

First, the thesis has established a set of criteria for evaluating the development of renewable energy (RE) using a specialized approach in the field of economic development. These criteria are related to the RE industry and are measurable, including criteria reflecting growth in scale, structural changes, and the spillover effects of RE development. This approach differs from criteria proposed in some previous studies, which often focus on technical aspects of energy and are predominantly qualitative or applicable to specific RE projects.
Second, the study applies theories of sustainable development and energy justice, combined with the overall evaluation results, to identify 10 groups of factors influencing the development of RE. What sets this aspect apart is the dissertation's use of Herzberg's theory to construct a more refined research model by categorizing these factors into two main groups affecting RE development: promoting factors and hindering factors. According to the author, this differentiation will enhance the explanation of the model, and evaluating the impact through quantitative economic models will ensure robust and persuasive results.

Research Findings and Recommendations

First, the thesis is the first to evaluate Vietnam's renewable energy development from three perspectives: scale increase, structural changes, and the diffusion of renewable energy development. This is in contrast to previous studies primarily evaluating from the perspective of individual renewable energy investment projects or specific aspects. The research identifies a structural shift in Vietnam's renewable energy sector, with rapid growth and a significant proportion of solar energy in the industry structure, as well as the efficiency of this type of energy.
Second, using an economic quantity model with a two-group factor approach, the thesis identifies eight promoting factors and ranks their impact levels. A new finding compared to previous studies is that certain government policies related to renewable energy are currently hindering its development in Vietnam. These include, (i) electricity prices, (ii) the legal framework of the renewable energy market, including standards for renewable energy projects, (iii) and the timing and area application of FIT. Based on those findings, thesis proposes innovative changes to overcome these policy barriers, which emphasizes researching, developing and promulgating laws on renewable energy or amending and supplementing the Electricity Law to create a solid legal corridor for investment, operation of renewable energy, and supply chain development. This is also a new contribution in terms of policy recommendations of the thesis for the development of renewable energy in Vietnam in the future.