Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Hả bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 08/8/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Hoàng Hà, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đối với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Thứ hai, ngày 03/07/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án: Đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đối với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển        Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Hà
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà; TS. Dương Đình Giám
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án này đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) ở Việt Nam đối với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) dựa trên bộ chỉ số bao gồm 5 tiêu chí (trụ cột) cùng với 31 chỉ tiêu ở cấp độ vĩ mô (toàn nền kinh tế). Bộ chỉ số được xây dựng dựa trên sự kết hợp của các chỉ tiêu từ một số nghiên cứu liên quan trực tiếp đến mức độ sẵn sàng của ngành CBCT đối với CMCN 4.0 như Roland Berger (2014), Faarup và Faarup (2017), WEF (2018) với các chỉ tiêu khác có liên quan đến ngành CBCT và CMCN 4.0 như WIPO, Portulans và UNIDO. Theo đó, Luận án đã có các chỉ tiêu đề cập sâu hơn về mức độ phát triển của ngành công nghiệp CBCT (cụ thể là vai trò của ngành CBCT trong nền kinh tế như đóng góp của ngành cho tăng trưởng GDP, tỷ trọng của ngành trong GDP và năng suất lao động của ngành). Bên cạnh đó, hầu như không có các nghiên cứu đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0  dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô để. Thay vào đó, chỉ có các nghiên cứu dựa trên các số liệu vi mô thông qua các phiếu hỏi và điều tra doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ có một số nghiên cứu quốc tế là có đánh giá về mức độ sẵn sàng của ngành CBCT đối với CMCN 4.0 ở các quốc gia (trong đó có Việt Nam) dựa trên cách tiếp cận vĩ mô. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ đánh giá một năm riêng lẻ và không thể hiện được xu thế theo chuỗi thời gian. Đó là “khoảng trống” để Luận án khai thác. Luận án đã lựa chọn các chỉ tiêu vĩ mô phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây: (i) liên quan đến ngành CBCT; (ii) liên quan đến CMCN 4.0; (iii) có độ tin cậy cao; (iv) có khả năng đối sánh giữa các quốc gia; và (v) có khả năng đo lường theo năm (để biết được xu hướng theo thời gian). Luận án đã sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu để có thể tính được điểm số đối với các chỉ tiêu khác nhau này.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Các kết quả từ bộ chỉ số đo lường mức độ sẵn sàng của ngành CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0 cho thấy: (i) Hầu như tất cả các điểm số cho các tiêu chí về mức độ sẵn sàng của ngành CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0 đều thấp hơn mức bình quân của nhóm 20 quốc gia được lựa chọn, tương tự với các nghiên cứu của Faarup và Faarup (2017), The Economist (2018) và WEF (2018) ngoại trừ trụ cột “Vai trò của ngành CBCT trong nền kinh tế”; (ii) Có chút khác biệt nhỏ theo The Economist (2018) và theo bộ tiêu chí này, Việt Nam có thứ hạng cao hơn Indonesia, nhưng theo Faarup và Faarup (2017), WEF (2018) Việt Nam lại ở vị trí thấp hơn; (iii) Các trụ cột có mức độ sẵn sàng có thứ hạng thấp nhất là thể chế (với nguyên nhân chính là sự phản ứng chậm trễ về chính sách thích ứng với CMCN 4.0) và khoa học công nghệ (ở vị trí xuất phát điểm thấp); tuy nhiên đáng lo ngại nhất là trụ cột mức độ sẵn sàng về nhân lực bởi không có một chỉ số/chỉ tiêu nào trong trụ cột này của ngành CBCT ở nước ta được cải thiện theo thời gian (theo năm); và (iv) Ngoài trụ cột “Vai trò của ngành CBCT trong nền kinh tế”, nhóm chỉ tiêu của trụ cột “Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp” có thứ hạng khả quan hơn, phù hợp với nghiên cứu của PwC (2018) khi cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam dường như có thái độ tích cực, lạc quan đối với CMCN 4.0. Từ những phát hiện trên của Luận án, đề xuất các định hướng và giải pháp tổng thể và dựa theo từng nhóm tiêu chí (trụ cột) liên quan đến thể chế, doanh nghiệp, nhân lực, khoa học và công nghệ, và vị trí của ngành CBCT trong nền kinh tế để nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém và nâng cao mức độ sẵn sàng của ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đối với CMCN 4.0.

-----------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Assessing the Readiness of Manufacturing Sector of Vietnam in the Context of the Fourth Industrial Revolution
Specialization: Development Economics         Code: 9310105
Training institution: National Economics University
 
New academic and theoretical contributions

This thesis assesses the readiness of manufacturing sector of Vietnam in the context of the fourth industrial revolution (Industry 4.0), which is based on an index consisting of 31 macro-level indicators in 5 pillars. The index is relied on the combination of indicators from a number of studies directly related to the Industry 4.0 readiness of manufacturing sector such as Roland Berger (2014), Faarup and Faarup (2017), WEF (2018) with some indicators linked to manufacturing sector and Industry 4.0 such as WIPO, Portulans and UNIDO. Accordingly, the index includes more detailed indicators on its role in the economy (its importance, its share in GDP, and its labor productivity). Furthermore, there is a scarcity of studies evaluating the readiness level of the manufacturing industry in Vietnam for Industry 4.0 based on macro-level indicators. Instead, the existing research relies on micro-level data gathered through surveys and business investigations. Additionally, only a few international studies have assessed the readiness level of the manufacturing industry for Industry 4.0 in various countries, including Vietnam, utilizing a macro-level approach. However, these studies only evaluate an individual year and fail to capture trends over time. This represents a “niche” that the thesis aims to address. The thesis has selected macro-level indicators to meet all of the following conditions: (i) relevant to the manufacturing industry; (ii) related to Industry 4.0; (iii) statistical reliability; (iv) suitable for cross-country comparisons; and (v) capable of measuring trends over time. The thesis employed a data normalization method to calculate scores for these different indicators.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

The results from the set of indicators measuring the readiness level of the manufacturing industry in Vietnam for Industry 4.0 indicate the following: (i) Almost all scores for all pillars assessing the readiness level of the manufacturing sector in Vietnam for Industry 4.0 are lower than the average level of the selected group of 20 countries, similar to the findings of Faarup and Faarup (2017), The Economist (2018), and WEF (2018), except for the pillar “The importance of the manufacturing sector in the economy”; (ii) There are slight differences where Vietnam ranks higher than Indonesia according to The Economist (2018) and thesis’s index, but according to Faarup and Faarup (2017) and WEF (2018), Vietnam ranks lower; (iii) Pillars with the lowest points are Institutional readiness (due to a slow response to adapt to Industry 4.0) and Technology readiness (starting from a low position); however, the most concerning aspect is the pillar of Workforce readiness, as there is no indicators in this pillar that have shown improvement over time (yearly); and (iv) Apart from the pillar “The importance of the manufacturing sector in the economy,” the indicators in the pillar “Business readiness” have a more optimistic ranking, aligning with the findings of PwC (2018), which indicate that Vietnamese enterprises seem to have a positive and optimistic attitude towards Industry 4.0. Based on these findings, the thesis proposes comprehensive directions and solutions, categorized according to each pillar related to institutional framework, enterprises, human resources, science and technology, and the relevance of the manufacturing industry in the economy, in order to overcome limitations, weaknesses, and enhance the readiness degree of the manufacturing sector in Vietnam for Industry 4.0.