Nghiên cứu sinh Nguyễn Đăng Dũng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/02/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Đăng Dũng, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài: Tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 16/12/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam
Chuyên ngành: Khoa học quản lý               Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đăng Dũng  
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, TS. Nguyễn Đăng Núi

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1) Luận án đã làm rõ các khía cạnh của tự chủ đơn vị khoa học công nghệ công lập bao gồm tự chủ trong quản lý điều hành, tự chủ chính sách, tự chủ tổ chức bộ máy và tự chủ về tài chính. Đặc biệt, luận án đã xây dựng thang đo đo lường kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập thông qua hai khía cạnh kết quả chuyên môn và kết quả tài chính.

(2) Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của tự chủ đến kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập. Mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở mô hình của các nghiên cứu trước đây như Verhoest và cộng sự (2004); Lorsuwannarat, T. (2014)... kết hợp với các quy định pháp lý về tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các tổ chức khoa học công nghệ công lập ở Việt Nam nói riêng.

(3) Thang đo của các biến trong mô hình gồm 37 chỉ báo, trong đó các biến độc lập (tự chủ trong quản lý điều hành, tự chủ chính sách, tự chủ tổ chức bộ máy và tự chủ tài chính) là 23 chỉ báo và biến phụ thuộc (kết quả chuyên môn và kết quả tài chính) là 14 chỉ báo. Các thang đo được kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước đây. Trong đó, các biến tự chủ có 4 chỉ báo và biến kết quả hoạt động có 6 chỉ báo được phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

(1) Qua khảo sát 390 lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập (nghiên cứu điển hình tại 24 Viện nghiên cứu trực thuộc 6 Bộ là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương), luận án đã chứng minh được rằng tự chủ có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của tổ chức. Trong đó, tự chủ tài chính có tác động mạnh nhất.

(2) Từ kết quả nghiên cứu này, luận án cũng đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị  ở góc độ vĩ mô và góc độ vi mô cụ thể như: (1) Nâng cao năng lực tự chủ trong quản lý điều hành; (2) Nâng cao năng lực tự chủ chính sách; (3) Nâng cao năng lực tự chủ tổ chức bộ máy và (4) Nâng cao năng lực tự chủ tài chính. Luận án cũng đưa ra được điều kiện thực hiện các giải pháp và lộ trình thực hiện các giải pháp đó.

-------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impact of autonomy on the performance of public science and technology non - business units in Vietnam
Specialization: Management Science         Code: 9310110
PhD student: Nguyen Dang Dung   
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Vu Duy Nguyen, Dr. Nguyen Dang Nui

New academic and theoretical contributions

(1) The thesis has clarified aspects of the autonomy of public science and technology units, including menagerial autonomy, policy autonomy, structural autonomy and financial autonomy. In particular, the thesis has built a scale to measure the performance of public science and technology units through two aspects of professional performance and financial performance.

(2) The thesis has built a research model to assess the impact of autonomy on the performance of public science and technology non-business units. This model is inherited and developed on the basis of previous studies such as Verhoest et al (2004); Lorsuwannarat, T. (2014)... combined with legal provisions on autonomy for public non-business units in general and public science and technology organizations in Vietnam in particular.

(3) The scale of the variables in the model includes 37 indicators, in which the independent variables (menagerial autonomy, policy autonomy, structural autonomy and financial autonomy) is 23 indicators and dependent variable (professional performance and financial performance) are 14 indicators. The scales are inherited and developed from previous studies. In which, the autonomous variable has 4 indicators and the performance variable has 6 indicators developed from the results of qualitative research.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

(1) Through a survey of 390 leaders, managers and employees working in public science and technology non-business units (case studies at 24 research institutes affiliated to 6 ministries are the Ministry of Science and Technology, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Education and Training, Ministry of Natural Resources and Environmet, Ministry of Construction; Ministry of Industry and Trade), the thesis has proven that autonomy has a positive impact on organizational performance. In which, financial autonomy has the strongest impact.

(2) From the results of this research, the thesis also makes a number of recommendations from a macro perspective and a specific micro perspective such as: (1) Improving the capacity of menagerial autonomy; (2) Improve capacity for policy autonomy; (3) Improve structural autonomy and (4) improve financial autonomy. The thesis also provides the conditions for implementing the solutions and the implementation roadmap for those solutions.