Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 09h00 ngày 25/02/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Anh Tuấn chuyên ngành Lịch sử kinh tế với đề tài: Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam.
Thứ tư, ngày 21/12/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế            Mã số: 9310101_LS
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Anh Tuấn        Mã NCS: NCS36.017LS
Người hướng dẫn: TS. Trần Khánh Hưng; PGS.TS. Hồ Đình Bảo 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1)    Luận án đã xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA dưới giác độ là một hoạt động quản lý của nhà nước, xác định nội dung và hệ thống các nhóm tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA bao gồm các nội dung: (a) Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động cho vay lại ODA: i) Tính thống nhất, đồng bộ của các chế định pháp luật về quản lý hoạt động cho vay lại ODA; ii) Tính kịp thời, đầy đủ và tính khả thi của các các quy định pháp luật về quản lý hoạt động cho vay lại ODA; (b) Về tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện hoạt động cho vay lại vốn ODA bao gồm các tiêu chí: i) Tính hợp lý và tính rõ ràng, minh bạch của tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, bộ phận thực hiện các nhiệm vụ quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA; ii) Các kết quả của hoạt động cho vay lại vốn ODA; iii) Tính hợp lý trong xây dựng kế hoạch cho vay lại vốn ODA; iv) Tính hợp lý, đồng bộ, rõ ràng, công khai, minh bạch của quy trình và thực tiễn triển khai xử lý các công việc của các cơ quan, bộ phận liên quan; v) Tính thường xuyên, đầy đủ, chính xác của công tác theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn ODA cho vay lại; (c) Về công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, kiểm toán hoạt động cho vay lại vốn ODA.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1)    Luận án đã phân tích và làm rõ tiến trình đổi mới quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA trong giai đoạn từ năm 2010 -2019 và chỉ ra những mặt tích cực đó là: i) Hoạt động cho vay lại vốn ODA từng bước được luật hoá, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan mới nhất; iii) Phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan, bộ phận quản lý rõ ràng và minh bạch. Luận án cũng chỉ ra những hạn chế trong quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA, đó là: i) Các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA chưa đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ, nội dung các quy định vẫn còn những bất cập; ii) Trách nhiệm quản lý Nhà nước về ODA hiện còn phân chia giữa nhiều cơ quan gây khó khăn cho quản lý; iii) Tỷ lệ giải ngân vốn ODA cho vay lại còn ở mức thấp, đã phát sinh một số dự án cho vay lại quá hạn, một số dự án trọng điểm trả nợ không đầy đủ và không đúng thời hạn; iv) Kế hoạch cho vay lại vốn ODA chưa đảm bảo sự đồng bộ, thường xuyên phải điều chỉnh; v) Việc theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn ODA cho vay lại chưa đảm bảo được tính đầy đủ và chính xác. 
(2)    Luận án đã đề xuất một số giải pháp về quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA tại Việt Nam, đó là: cần ban hành luật riêng về cho vay lại vốn ODA; Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm lợi ích của các cơ quan liên quan; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá các dự án ODA sử dụng vốn ODA cho vay lại. 

-----------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Managing ODA on-lending activities in Vietnam
Specialization: Economic History    Code: 9310101_LS
PhD student: Nguyễn Anh Tuấn    ID PhD student: NCS36.017LS
Instructor: Dr. Trần Khánh Hưng; Associate Professor Ph.D Hồ Đình Bảo
Training facilities: National Economics University

New academic and theoretical contributions

(1) The thesis has built and perfected the theoretical basis for the management of ODA on-lending activities under the perspective of a state management activity, defining the content and system of groups of evaluation criteria. The evaluation of the management of ODA on-lending activities includes the following contents: (a) Regarding the promulgation of legal documents on the management of ODA on-lending activities: regulations on management of ODA on-lending activities; ii) Timeliness, completeness and feasibility of legal regulations on management of ODA on-lending activities; (b) Regarding the organization, direction and administration of ODA on-lending activities, the following criteria are included: i) The rationality, clarity and transparency of the organization, the division of functions, tasks and powers for agencies and sections to perform the tasks of managing ODA on-lending activities; ii) Results of ODA on-lending activities; iii) The rationality in formulating plans on on-lending of ODA capital; iv) The rationality, synchronization, clarity, publicity and transparency of the process and practice of handling the work of relevant agencies and departments; v) The regularity, completeness and accuracy of monitoring and provision of information on the management and use of on-lending ODA capital; (c) Regarding supervision, examination, assessment, inspection and audit of ODA on-lending activities. 

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

(1) The thesis has analyzed and clarified the process of reforming the management of ODA on-lending activities in the period from 2010 to 2019 and pointed out the positive aspects that are: i) On-lending activities ODA is gradually legalized, ensuring consistency and synchronization with the latest relevant laws; iii) Clear and transparent assignment of functions, tasks and powers to management agencies and departments. The thesis also points out limitations in the management of ODA on-lending activities, which are: i) The legal documents on the management of ODA on-lending activities have not yet ensured the timeliness, completeness, and content. regulations still have shortcomings; ii) State management responsibility for ODA is still divided among many agencies, causing difficulties for management; iii) The disbursement rate of on-lending ODA is still low, there have been a number of overdue on-lending projects, and some key projects that have not paid their debts in full and on time; iv) The ODA on-lending plan has not yet ensured the synchronism, and must be adjusted regularly; v) The monitoring and provision of information on the management and use of on-lending ODA capital has not been complete and accurate.
(2) The thesis has proposed some solutions on the management of ODA on-lending activities in Vietnam, that is: it is necessary to issue a separate law on ODA on-lending; Clearly define the functions, tasks, powers and responsibilities of the relevant agencies; Develop and complete the evaluation system of ODA projects using on-lending ODA capital.