Nghiên cứu sinh Ngô Thị Thu Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 18/12/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Thị Thu Mai, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sinh lợi của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.
Thứ năm, ngày 27/10/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sinh lợi của Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                          Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Ngô Thị Thu Mai
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Tâm

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sinh lợi, luận án kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sinh lợi của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Trên cơ sở đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) là hoạt động không vì lợi nhuận. Tuy nhiên, để thực hiện được sứ mệnh lâu dài, duy trì sự bền vững trên thị trường và không gián đoạn hoạt động, bản thân TCTCVM phải tự bền vững hoạt động và bền vững tài chính, luận án đề xuất khái niệm mức độ sinh lợi của TCTCVM và tiêu chí đánh giá mức độ sinh lợi của TCTCVM bao gồm ROA, ROE, OSS.

Các biến độc lập đưa vào mô hình bao gồm (1) cấu trúc vốn (đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu), (2) hiệu quả hoạt động (đo bằng chi phí hoạt động/ tổng chi phí), (3) rủi ro tín dụng (đo bằng tỷ lệ Nợ quá hạn trên 30 ngày/Tổng dư nợ cho vay), (4) mức độ tiếp cận (đo bằng tỷ lệ người vay là phụ nữ/tổng số người vay), (5) tuổi của các TCTCVM, (6) quy mô và (7) tỷ lệ tăng trưởng GDP. Các nghiên cứu trước chủ yếu sử dụng mô hình hồi quy p-OLS, tuy nhiên nghiên cứu này sử dụng kết hợp ước lượng p-OLS, REM, FEM và lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất để cho kết quả đáng tin cậy nhất. Nghiên cứu cho thấy nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sinh lợi của Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam có một số khác biệt nhất định đối với các nghiên cứu trước đây, cụ thể:

(i) Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là một thước đo phổ biến được sử dụng để đánh giá đòn bẩy của một doanh nghiệp, hay nói cách khác là mức độ mà doanh nghiệp dựa vào nợ như một nguồn tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số âm và có ý nghĩa thống kê. Điều này ngụ ý rằng trong giai đoạn nghiên cứu (2010-2019), sự gia tăng nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm mức độ sinh lợi của TCTCVM do tăng chi phí trả nợ với nợ ở đây bao gồm các khoản tiền gửi, tiền vay và các khoản phải trả khác

(ii) Hai biến còn gây tranh luận do dấu khác nhau với hai biến ROA và ROE là: (1) thời gian hoạt động của tổ chức và (2) tăng trưởng GDP. Điều này đúng với thực tế ở Việt Nam là các TCTCVM đa dạng về hình thức pháp lý, quy mô và mức độ trưởng thành khác nhau.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Từ kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, các TCTCVM nên xem xét việc tăng vốn chủ sở hữu của mình bằng các phương án khác nhau bởi việc tăng vốn chủ sở hữu đồng nghĩa với việc có thể giảm chi phí hoạt động do chi phí sử dụng vốn thường sẽ thấp hơn so với đi vay.

Thứ hai, các TCTCVM cần quản lý rủi ro chặt chẽ, áp dụng hệ thống quản lý tài chính theo quy định hiện hành và theo thông lệ quốc tế, gồm quản lý thanh khoản, quản lý tín dụng, quản lý chất lượng nợ, quản lý tài chính, quản lý hệ số an toàn vốn…nhằm giảm tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tư, đảm bảo các TCTCVM có thể hoạt động an toàn và bền vững hơn.

Thứ ba, các TCTCVM cần hết sức chú trọng đến chính sách quản lý chi phí hiệu quả hay giảm chi phí hoạt động và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng các công nghệ khác nhau để tối thiểu hóa chi phí như áp dụng cloud trong quản lý dữ liệu khách hàng, liên lạc với khách hàng thường xuyên liên tục thông qua các phương tiện và app kết nối miễn phí như zalo, facebook, viber, chăm sóc khách hàng thường xuyên để khách hàng gắn bó với tổ chức.

-------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Factors affecting profitability of microfinance institutions in Vietnam
Major: Finance - Banking                Code: 9340201
PhD student: Ngo Thi Thu Mai
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Le Thanh Tam

New academic and theoretical contributions

Based on the model of factors affecting profitability, the thesis tests a research model on factors affecting profitability of microfinance institutions in Vietnam. On the basis of the characteristics of microfinance institutions (MFIs) are not-for-profit activities. However, in order to carry out the long-term mission, maintain sustainability in the market and not interrupt operations, MFIs themselves must be operationally and financially sustainable. profitability of MFIs and criteria for assessing profitability of MFIs include ROA, ROE, OSS.

The independent variables included in the model include (1) capital structure (measured by equity/total assets and debt/equity ratios), (2) operational efficiency (measured by operating costs/total costs), (3) credit risk (measured by the ratio of overdue loans over 30 days/total outstanding loans), (4) accessibility (measured by the proportion of borrowers are women/total borrowers), (5) age of MFIs, (6) size and (7) GDP growth rate. Previous studies mainly used p-OLS regression model, but this study used a combination of p-OLS, REM, FEM estimation and selected the most suitable regression model to give reliable results. most reliable. The study shows that the factors affecting the profitability of

Microfinance Institutions in Vietnam have certain differences with previous studies, specifically:

(i) The debt-to-equity ratio is a common metric used to gauge the leverage of a business, or in other words the extent to which the business relies on debt as a source of financing. The results show that the coefficient is negative and statistically significant. This implies that during the study period (2010-2019), an increase in debt to equity will reduce the profitability of MFIs due to an increase in debt repayment costs with debt here including deposits , loans and other payables

(ii) Two variables still controversial due to different sign with ROA and ROE variables are: (1) operating time of the organization and (2) GDP growth. This is true of the reality in Vietnam that MFIs are diverse in terms of legal form, size and maturity level.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

From the research results of the thesis, the author makes some recommendations as follows:

Firstly, MFIs should consider increasing their equity with different options because an increase in equity means they can reduce operating costs because the cost of capital is usually lower. compared to borrowing.

Secondly, MFIs need to manage risks closely, apply a financial management system in accordance with current regulations and international practices, including liquidity management, credit management, debt quality management, financial management, capital adequacy ratio management... in order to reduce the risk ratio of the investment portfolio, ensuring that MFIs can operate more safely and sustainably.

Third, MFIs need to pay close attention to effective cost management policies or reduce operating costs and credit risk management by using different technologies to minimize costs such as applying cloud in customer data management, communicating with customers regularly and continuously through free connection means and apps such as zalo, facebook, viber, regular customer care so that customers stick with the organization .