Nghiên cứu sinh Lưu Đức Khải bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 Ngày 11/03/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lưu Đức Khải, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn sử dụng đất của hộ nông dân ở Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 26/01/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn sử dụng đất của hộ nông dân ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp        Mã số: 9620115
Nghiên cứu sinh: Lưu Đức Khải        Mã NCS: NCS36.029NN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thị Minh    
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Từ khung lý thuyết chung về các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn sử dụng đất của hộ nông dân được phát triển bởi Scoones (1998) và mở rộng bởi Nguyen, T.T (2017), luận án đã cập nhật, bổ sung với các điểm mới sau:
Thứ nhất, luận án đã bổ sung các yếu tố về chất lượng của mảnh đất vào khung phân tích. Đây là điểm mới so với các nghiên cứu trước đây, để cùng lúc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tới lựa chọn sử dụng đất của hộ nông dân ở cả 3 cấp độ: cấp độ hộ gia đình, cấp độ địa phương và cấp độ mảnh đất. 
Thứ hai, luận án đã sửa đổi khung phân tích cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam thông qua việc đưa vào mô hình biến số phân tích thể hiện rõ hơn đặc điểm tài sản sinh kế của hộ nông dân Việt Nam cũng như các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong nông thôn Việt Nam. Làm rõ mối quan hệ và kênh tác động của các yếu tố tới lựa chọn sử dụng đất trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn sử dụng đất của hộ nông dân ở Việt Nam. Các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể là: Quy mô đất đai, tỷ lệ đất được tưới tiêu, độ màu mỡ của mảnh đất, tỷ lệ đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thị trường và chuyển giao công nghệ; trình độ học vấn của thành viên hộ; kết cấu hạ tầng cho sản xuất và đời sống; cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Đáng chú ý, một số yếu tố có tác động tích cực trong lựa chọn sử dụng đất đối với cây trồng này nhưng lại có tác động tiêu cực tới lựa chọn sử dụng đất cho cây trồng khác và ngược lại.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án đã  có những đóng góp về mặt thực tiễn và quản lý như sau:
Đối với hộ nông dân: Lựa chọn sử dụng đất của hộ nông dân được xác định bởi các yếu tố khác nhau, đại diện cho nền tảng sinh kế, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, đặc điểm và chất lượng của mảnh đất cũng như kỳ vọng của hộ nông dân đối với những biến đổi của thời tiết. Luận án đề xuất một số nguyên tắc cần đảm bảo trong lựa chọn sử dụng đất là: Nông dân đưa ra quyết định về sử dụng đất phải liên quan đến vốn sẵn có, phải cân bằng giữa cơ hội và hạn chế; phải phù hợp với những bất ổn và rủi ro; phải lựa chọn giải pháp sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương nơi sinh sống. Việc đa dạng hóa cây trồng là cách thức được hộ nông dân sử dụng trong đối phó với cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường mà hộ nông dân có các hình thức đa dạng hóa cây trồng thích hợp.
Đối với quản lý nhà nước: Luận án đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các chính sách về đảm bảo quyền của nông dân đối với đất nông nghiệp, về linh hoạt trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn phải giữ thổ nhưỡng đất trồng lúa. Để thúc đẩy cải thiện lựa chọn sử dụng đất của hộ nông dân, nhà nước cần: hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp của hộ nông dân, xóa bỏ (hoặc mở rộng) hạn điền để tạo điều kiện cho tích tụ và tập trung ruộng đất cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nhất là về thủy lợi và giao thông, thúc đẩy và tạo cơ hội việc làm phi nông nghiệp./.
-------------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Factors influencing land use decision-making of farming households in Vietnam
Major: Agricultural Economics                Code: 9620115
Phd candidate: Luu Duc Khai            Candidate ID: NCS36.029NN
Academic supervisor: Ass.Prof. Dr Vu Thi Minh  
Institution: National Economics Universityz

New academic and theoretical contributions

From the general theoretical framework on factors influencing land use decision-making of farming households developed by Scoones (1998) and expanded by Nguyen, T.T (2017), the thesis has been updated and supplemented with the following new main points:
Firstly, the thesis has added factors of land quality to the analytical framework. This is a new point compared to previous studies, considering the influence of factors on land use decision-making of farming households at three levels: household level, local level and the plot of land level.
Secondly, the thesis has revised the analytical framework to suit Vietnam's conditions by introducing analytical variables into the model. This clearly demonstrate the characteristics of the livelihood assets of Vietnamese farming households as well as the natural, economic and social conditions in rural areas of Vietnam, clarify the relationships and impact channels of factors on land use decision-making in the actual conditions of Vietnam presently.
Thirdly, the thesis provides empirical evidence on factors affecting land use decision-making of farming households in Vietnam. Factors that have a significant impact are land size, proportion of irrigated land, fertility of the land, proportion of land granted land use rights certificates, market and technology transfer, educational level of household members, infrastructure for production and life; non-agricultural employment opportunities. Notably, some factors have a positive impact on land use decision-making for one crop but have a negative impact on land use decision-making for other crops.

New findings and proposal drawn from research results and surveys of the thesis

Regarding farming households: Land use decision-making of farming households are determined by different factors, representing their livelihood foundation, local socio-economic conditions, characteristics and quality of the land as well as farmers' expectations regarding weather changes. The thesis proposes a number of principles that need to be ensured in land use decision-making: Farmers making decisions on land use must be related to available capital, balancing between opportunities and limitations, which is suitable with uncertainties and risks. They also must choose production solutions suitable to the socio-economic conditions of the locality where they live. Crop diversification is a method used by farming households to cope with external shocks. However, depending on the level of commodity production and market access, farming households have appropriate forms of crop diversification.
Regarding state management: There is a need of supplementing and adjusting policies on ensuring farmers' rights to agricultural land, on flexibility in using land for agricultural production but still having to preserve the land's fertility for growing rice. To improve land use decision-making of farming households, the state needs to complete the issuance of Land Use Rights Certificates for agricultural land of farming households, eliminate (or expand) land use limits to create conditions for the accumulation and concentration of land for commodity agricultural production, improvement of infrastructure, especially in irrigation and transportation, promoting and creating non-agricultural employment opportunities./.