Nghiên cứu sinh Lương Tuấn Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

vào 9h ngày 23/2/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lương Tuấn Phương, chuyên ngành Khoa học quản lý , với đề tài "Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước."
Thứ tư, ngày 07/02/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
Chuyên ngành: Khoa học quản lý            Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Lương Tuấn Phương         Mã NCS: NCS38.111QL
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau:

- Luận án sử dụng lý thuyết Quản lý Nhà nước (QLNN) (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005)) áp dụng trong phạm vi của chính quyền cấp tỉnh (CQCT) để luận giải hoạt động triển khai QLNN trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nghiên cứu làm rõ nội hàm QLNN của chính quyền cấp tỉnh áp dụng trong triển khai ứng dụng CNTT để đưa ra phương pháp đánh giá có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
- Luận án kết hợp lý thuyết QLNN và bộ máy QLNN (Trần Việt Phương, 2017) để đưa ra nội dung và các nhân tố ảnh hưởng được phân tích một cách đồng bộ, tổng thể theo trình tự và mô tả rõ các nội dung của công tác QLNN của Chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng CNTT từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan Hành chính Nhà nước (HCNN), cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN đến xây dựng tổ chức bộ máy QLNN về ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN cũng như đi liền với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN.
- Nghiên cứu này đã sử dụng tiêu chí đánh giá từ các công trình nghiên cứu (Nguyễn Thanh Hiếu, 2016; Adebayo Olajide Fasheyitan, 2019), bộ chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công để phân tích, nghiên cứu và xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp, bao quát, phù hợp để đánh giá gồm tính hiệu lực, tính hiệu quả và phù hợp đối với công tác QLNN của CQCT về ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN để xác định, đánh giá.

2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong các nội dung QLNN của CQCT về ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam về quy hoạch, kế hoạch; cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác huy động vốn đầu tư; công tác tuyên truyền cho về ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
- Luận án xác định được mức độ tác động của các nội dung đến tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp của QLNN về ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN. Theo đó: (1) Không có nội dung QLNN nào không ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp của công tác QLNN của CQCT về ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN; (2) Công tác tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN là nhân tố có tác động mạnh nhất đến tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp của công tác QLNN của CQCT về ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN ở các địa phương của Việt Nam. 
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất được những giải pháp sau: UBND (thường trực là Sở TTTT) cần chỉ đạo rà soát, đánh giá và phê duyệt tổng thể giải pháp vè quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, bộ máy, tổ chức thực hiện triển khai kế hoạch và thanh kiểm tra, giám sát. Kiến nghị Chính phủ Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ địa phương trong việc thực hiện công cuộc ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN, cải cách tiền lương, hệ thống dữ liệu dùng chung; Bộ TTTT hoàn thiện phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN, định hướng xây dựng kiến trúc tổng thể quy hoạch, kế hoạch cấp tỉnh. CB CNV hoạt động trong các cơ quan QLNN cần tích cực học tập, nâng cao trình độ đặc biệt trong lĩnh vực CNTT.
-----------------------------------------------------

THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS

Topic: State management of provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies 
Major: Science management            Code: 9310110
PhD student: Lương Tuấn Phương         Code PhD student: NCS38.111QL
Supervisor: Assoc, Pro. Dr  Lê Thị Anh Vân
Institution: National Economics University 

1. Academic and theoretical contributions 

Followings are the new academic contributions of the thesis:


- The thesis applied the theory on state management (Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005) with the scope of provincial authorities in order to give explaination to the implementation of state management in regard of applying information technology (IT). At the same time, that theory aimed at studying the issue regarding state management of provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies to propose the most effective evaluation methods for these organizations’ potentials and opportunities so that they can achieve expected objectives in a fluctuating environment. 
- The thesis combined state management theory and state management structure (Trần Việt Phương, 2017) to discuss the contents and affecting factors in a consistent, comprehensive and logical basis. This combination also helped in clearly describing the contents of state management of provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies, which should cover making plan, proposing IT application in state administrative agencies, developing state management structure for IT application in these agencies, implementing the plan for IT application in state administrative agencie as well as investigating, testing and supervising IT application in state administrative agencies.
- The thesis adopted evaluation critria introduced by previous works (Nguyễn Thanh Hiếu, 2016; Adebayo Olajide Fasheyitan, 2019), Provincial Competitiveness Index (PCI), Public Administration Performance Index (PAPI) and index of residents’ satisfaction with public services to analyze, study and develop comprehensive and appropriate criteria for more effective evaluation on  state management of provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies.

2. Identification and proposal for new research issues based on the thesis’s survey results 

- The study figured out weaknesses regarding state management of provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies in cities and provinces in Vietnam. These limitations covered planning; state management structure; mobilization for investment capital; propagandizing campaigns for business, organizations and residents about technology application in state administrative agencies; management of projects on technology application in state administrative agencies; investigation, testing and supervisory of technology application in state administrative agencies.
- The thesis identified affecting level of different contents on the validity, effectiveness and appropriateness of state management provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies. Accordingly, (1) none of any state management aspect would have no impact on the validity, effectiveness and appropriateness of state management provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies; (2) the organization and implementation of planning for IT application in state administrative agencies should be the strongest factors on the validity, effectiveness and appropriateness of state management provincial aithorities for information technology application in state administrative agencies in cities and provinces in Vietnam. 
- Based on the survey results, the authors proposed certain solutions: Peoples’ Committee (executive unit: department of information and communications) should review, evaluate and approve general solutions planning, organization and structure, implementation of annual plan investigation and supervisory. It is essential to propose to the Government the project for issuing mechanism and policies supporting provinces to apply IT in state administrative agencies, adjust salary framework and upgrade mutual database system. Ministry of information and communciations should complete the method to evaluate level of applying IT in state administrative agencies and give orientation for the development of general structure for provincial planning. Officials and staff working in state administrative agencies should actively acquire and improve their knowledge, especially that of IT application.