Nghiên cứu sinh Lê Quỳnh Liên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/01/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Quỳnh Liên, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 18/12/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích    Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Lê Quỳnh Liên
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Phần lớn các công trình nghiên cứu thuộc chuỗi tác động của quản trị công ty đến điều chỉnh lợi nhuận mới chỉ đề cập đến điều chỉnh lợi nhuận thông qua giá trị kế toán mà chưa xem xét trên phương diện bản chất điều chỉnh lợi nhuận (Powell, 1990; Carcello và cộng sự, 2006; Abed và cộng sự, 2012). Nghiên cứu của Klein (2002) và Paul Hribar và D. Craig Nichols (2007) đã sử dụng giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích để phản ánh đúng bản chất của điều chỉnh lợi nhuận, nhưng các nghiên cứu này lại gộp chung điều chỉnh giảm lợi nhuận (DA âm) và điều chỉnh tăng lợi nhuận (DA dương) từ đó bỏ qua cơ hội xem xét chính xác tác động của các yếu tố thuộc quản trị công ty trong mỗi trường hợp. Động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận và điều chỉnh giảm lợi nhuận là khác nhau. Các doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận tăng lên để làm đẹp bức tranh tài chính và điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống để giảm bớt chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do vậy, việc tách các khoản dồn tích có thể điều chỉnh làm đại diện cho điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp thành 2 phần: Điều chỉnh lợi nhuận âm (DA âm) và điều chỉnh lợi nhuận dương (DA dương) và sử dụng giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích đó để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố thuộc quản trị công ty tới điều chỉnh lợi nhuận trong từng trường hợp là cần thiết. Luận án là công trình đầu tiên thực hiện điều này.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Các nghiên cứu điển hình nêu trên chỉ đưa ra được kết luận về tác động của các yếu tố thuộc quản trị công ty đối với điều chỉnh lợi nhuận nói chung, không phân biệt điều chỉnh tăng hay điều chỉnh giảm vì họ gộp chung cả dữ liệu DA âm và DA dương. Bằng việc tách dữ liệu điều chỉnh lợi nhuận tăng và điều chỉnh lợi nhuận giảm riêng biệt, những phát hiện sau được rút ra từ luận án. 
- Hội đồng quản trị có độ tuổi trung bình cao có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận.
- Mức độ tập trung quyền sở hữu cao thúc đẩy điều chỉnh giảm lợi nhuận.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý càng cao càng hạn chế điều chỉnh giảm lợi nhuận. 
- Tỷ lệ sở hữu của nhà nước cao hạn chế điều chỉnh tăng lợi nhuận.
- Không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô doanh nghiệp và điều chỉnh lợi nhuận tăng hay giảm nhưng kết quả này bị việc gộp quan sát của hai nhóm làm sai lệch.
- Đòn bẩy tài chính cao thúc đẩy điều chỉnh giảm lợi nhuận.
- Sử dụng dịch vụ của các công ty kiểm toán BIG4 hạn chế điều chỉnh tăng lợi nhuận.

Nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa tuổi trung bình của các thành viên hội đồng quản trị, mức độ tập trung quyền sở hữu, tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, đòn bẩy tài chính và điều chỉnh tăng lợi nhuận. Đồng thời, cũng không có cơ sở khẳng định mối quan hệ tỷ lệ sở hữu nhà nước và việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BIG4 với điều chỉnh giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các khuyến nghị sau:
- Các cơ quan quản lý thuế: Tăng cường kiểm tra đối chiếu sổ sách và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có tuổi trung bình của các thành viên hội đồng quản trị lớn, mức độ tập trung quyền sở hữu cao và hiệu quả tài chính cao vì thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận giảm.
- Ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Cần thận trọng với tính chính xác của thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có thu nhập trên vốn chủ sở hữu cao do những doanh nghiệp này có thể cố tình điều chỉnh tăng lợi nhuận để làm đẹp bức tranh tài chính.
-    Nhà đầu tư: Cẩn trọng đối với tính trung thực của thông tin về lợi nhuận khi đầu tư vào các doanh nghiệp có các đặc điểm sau: Mức độ tập trung quyền sở hữu quá nhiều vào một số ít cổ đông lớn, thu nhập trên vốn chủ sở hữu cao, đòn bẩy tài chính cao.
-    Các công ty kiểm toán và cơ quan thanh tra, giám sát khác: Thận trọng hơn đối với các doanh nghiệp có mức độ điều chỉnh năm trước cao, tập trung nhiều hơn vào các thủ thuật điều chỉnh giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, báo cáo tài chính không được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập thuộc BIG4.

-----------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Impacts of corporate governance on earnings management of companies listed on Vietnam stock market
Major: Accounting, auditing and analysis    Code: 9340301
PhD. Candidate: Le Quynh Lien
Scientific supervisor: Assoc.Prof. Dr. Nguyen Huu Anh
Training facility: National Economics University

New contributions in terms of theoretical aspects 

Most of the studies on the impacts of corporate governance on earnings management only mentioned earnings management through accounting values but did not evaluate the nature of earnings management ( Powell, 1990; Carcello et al., 2006; Abed et al., 2012). Klein (2002) and Paul Hribar and D. Craig Nichols (2007) used the absolute value of accruals to properly reflect the nature of earnings management, however these studies combined earnings management downward (negative DA) and earnings management upward (positive DA), therefore they ignored the opportunity to discover the exact impacts of corporate governance in each case. The motivation to carry out earnings management upward and downward is different. Companies conduct earnings management upward to beautify the financial picture and implement earnings management downward to reduce the profit tax. Therefore, the split of the discretionary accruals that represent the firm's earnings management into two parts including negative earnings adjustment (negative DA) and positive earnings adjustment (positive DA) and the absolute value of those accruals to assess the effects of corporate governance on earnings management in each case is necessary. The thesis is the first study to carry out this research direction. 

New discoveries and recommendations obtained from research findings of the thesis 

The above-mentioned studies could only conclude on the impacts of corporate governance on earnings management in general, and did not distinguish between earnings management upward and downward as they aggregate the data of negative and positive DA. By splitting negative and positive discretionary accruals, these following findings are drawn from the thesis.
- Companies with high average age of the board members tend to carry out earnings management downward.
- Firms with high concentration of ownership tend to conduct earnings management downward.
- Enterprises with high management's ownership percentage tend to conduct earnings management downward.
- Firms with high State's ownership percentage tend to implement earnings management upward.
- There was no statistically significant correlation between business size and earnings management upward or downward but this result had some errors due to the aggregation of two groups' observations.
- Companies with high degree of financial leverage tend to carry out earnings management upward
- The use of services by audit companies from BIG4 limits earnings management upward.

The study also found no evidence to prove a relationship exists between the average age of board members, degree of ownership concentration, management's ownership percentage, financial leverage, and earnings management upward. Concurrently, there is also no foundation to affirm the relationship between state's ownership percentage and the use of services by BIG4 audit firms with earnings management downward of companies.

Based on research findings, the thesis offers these following recommendations:
- Recommendations to tax administration agencies: Tax administration agencies should increase the inspection of books and financial statements of enterprises with high average age of board members, great ownership concentration and high financial performance as they performance tend to manage earnings in a downward trend.
- Recommendations to banks and credit institutions: Banks and credit institutions, when receiving loan applications from enterprises, should be cautious about the information accuracy of the financial statements by enterprises with high ROE as these companies may deliberately increase profits to beautify the financial situation.
-    Investors: Investors should be cautious about the accuracy of profit information when investing in businesses with these following characteristics: the ownership concentration mostly falls on a few major shareholders; high ROE and high degree of financial leverage.
-    Recommendations to auditing companies and inspection firms Independent auditing firms should also focus more on firms with high degree of earnings management in previous years, companies' tricks to manage earnings in a downward trend, enterprises with financial statements not audited by auditing firms from BIG4.