Nghiên cứu sinh Lê Nguyệt Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h Ngày 9/3/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Nguyệt Hà, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài "Ảnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam"
Thứ hai, ngày 19/02/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động tại các bệnh viện công lập tuyến trung ương ở Việt Nam
Chuyên ngành: Khoa học quản lý        Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Lê Nguyệt Hà        Mã NCS: NCS39.30QL
Người hướng dẫn: GS.TS. Giang Thanh Long và PGS.TS. Trần Minh Điển
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Luận án đã kế thừa và phát triển cơ sở lý thuyết đo lường hiệu suất theo quy mô (Scale Efficiency - SE) của Coelli và các cộng sự (1998) bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) của Charnes và cộng sự (1978) và Banker và cộng sự (1984) để xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tự chủ (phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính) đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập. 
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện không chỉ trên khía cạnh tài chính mà còn nhiều khía cạnh khác nhau như nhân sự, quy trình làm việc, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và tương tác giữa các bộ phận trong bệnh viện. Bằng cách xem xét mối quan hệ giữa tự chủ và hiệu quả hoạt động, luận án này giúp phân định những yếu tố quan trọng cần được tăng cường và cải thiện để đảm bảo sự thành công của các bệnh viện công lập tuyến Trung ương, hướng tới mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sức khỏe của nhân dân. Đây cũng là điểm khác biệt của luận án so với các nghiên cứu trước đó về tự chủ ở Việt Nam, chủ yếu chỉ giải quyết những vấn đề thực tiễn về cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập, đưa ra giải pháp cho quản lý sử dụng các nguồn tài chính tại cơ sở khám chữa bệnh công lập, mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập và đổi mới cơ chế quản lý tài chính (Đỗ Thị Thu Trang, 2010; Trần Thế Cương, 2016; Phạm Thị Thanh Hương, 2017; Võ Thị Minh Hải và cộng sự, 2019; Đỗ Đức Kiên, 2019; Nguyễn Đức Hưng, 2022...).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Luận án chỉ ra ảnh hưởng tích cực của tự chủ đối với hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập ở cả ba chỉ tiêu: hiệu suất kỹ thuật khi quy mô hoạt động thay đổi (VRSTE); hiệu suất kỹ thuật khi quy mô hoạt động không đổi (CRSTE) và hiệu suất quy mô (SE). Căn cứ vào kết quả này, luận án gợi ý rằng các bệnh viện công lập nên chuyển sang hướng tự chủ để hoạt động hiệu quả hơn. 
- Thông tin từ phỏng vấn sâu các bên liên quan (như đại diện của Bộ Y tế; các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và nhân viên y tế đang làm việc tại các bệnh viện công lập) sự tương thích với các kết quả nghiên cứu định lượng về ảnh hưởng của tự chủ (phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính) tới hoạt động của bệnh viện. Các thông tin này cũng cho thấy, ngoài sự tự chủ, một số chỉ tiêu đầu vào và đầu ra cũng có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của bệnh viện. 
- Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu này, luận án cũng đưa ra khuyến nghị ở góc độ vi mô (các bệnh viện công lập) về việc áp dụng 02 hệ thống thanh toán tiên tiến làm tăng hiệu quả hoạt động của BVCL và hiệu quả tự chủ tài chính của bệnh viện: đó là hệ thống thanh toán theo nhóm chẩn đoán DRG (Diagnosis-Related Groups) và hệ thống thanh toán tương lai PPS (Prospective Payment System).

----------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Impact of autonomy on operational efficiency in central public hospitals in Vietnam
Major: Management Science            Code: 9310110
Fellows full name: Le Nguyet Ha        Fellow Code: NCS39.30QL
Instructor: Prof. Giang Thanh Long and Assoc. Prof., Tran Minh Dien
Training institution: National Economics University 

New scholarly and theoretical contributions 

- This thesis has inherited and developed the basis theory Scale Efficiency (SE) of Coelli et al. (1998) by Data Envelopment Analysis (DEA) of Charles et al (1978) and Banker et al. (1984) to develop a model to study the effects of autonomy (classified according to the degree of financial autonomy) on the operational efficiency of public hospitals. 
- This thesis also study the impact of autonomy on the operational efficiency of hospitals not only on financial aspects but also on various aspects such as personnel, workflow, quality of medical examination and treatment services and interaction between departments in hospitals. By examining the relationship between autonomy and operational efficiency, this thesis helps identify the key factors that need to be strengthened and improved to ensure the success of central-level public hospitals, towards the ultimate goal of ensuring the health of the population. This is also the difference of the thesis compared to previous studies on autonomy in Vietnam, mainly solving practical problems of financial management mechanism and financial autonomy for public health non-business units, providing solutions for managing the use of financial resources at public health facilities,  expanding financial autonomy for public hospitals and renovating financial management mechanisms (Do Thi Thu Trang, 2010; Tran The Cuong, 2016; Pham Thi Thanh Huong, 2017; Vo Thi Minh Hai et al., 2019; Do Duc Kien, 2019; Nguyen Duc Hung, 2022...).

New findings and recommendations from this thesis 

- The thesis shows the positive effect of autonomy on the operational efficiency of public hospitals in all three indicators: technical performance when the scale of operations changes (VRSTE); technical performance when operating scale remains constant (CRSTE) and scale efficiency (SE). Based on this result, the thesis suggests that public hospitals should move towards autonomy to operate more efficiently. 
- Information from in-depth interviews with stakeholders (such as representatives of the Ministry of Health; leaders, key staff and medical staff working in public hospitals) is compatible with quantitative research findings on the impact of autonomy (classified according to the degree of financial autonomy) on hospital operations. This information also shows that, in addition to autonomy, a number of input and output indicators also play an important role in the hospital's operational efficiency. 
- Finally, from the results of this research, the thesis also makes recommendations from a micro perspective (public hospitals) on the application of 02 advanced payment systems that increase the operational efficiency of public hospitals and the efficiency of financial autonomy of hospitals: DRG (Diagnosis-Related Groups) and PPS future payment system (Potential payment system).