Nghiên cứu sinh Lê Minh Trang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h Ngày 5/2/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Minh Trang , chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng , với đề tài: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 17/11/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Lê Minh Trang        Mã NCS: NCS37.079TC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Cao Thị Ý Nhi, 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên cách tiếp cận từ nhánh nghiên cứu về vốn con người và nhánh nghiên cứu về sự can thiệp của nhà nước về nghèo đói, luận án đã chỉ ra các lập luận về các nhân tố tác động của chính sách tín dụng (CSTD) đến hộ nghèo bao gồm các nhân tố liên quan đến chính sách, từ phía đối tượng cho vay và đặc điểm của đối tượng vay vốn. Kế thừa kết quả nghiên cứu của Ashley & Carney (1999), Barslund và Tarp (2004), Phan Thị Nữ (2010), luận án bổ sung các biến: quy mô vốn vay, mục đích vay vốn, lãi suất vay, thời hạn của các khoản vay, mục đích vay vốn đến thu nhập bình quân (TNBQ) hộ nghèo khi tham gia các CSTD do Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện. Đây là những nhân tố được đề xuất bổ sung cho thấy tác động của CSTD đã khiến cho thu nhập của hộ nghèo tăng lên. 

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn 

Thứ nhất, Luận án đã đánh giá được các CSTD có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo khi tham gia vay vốn của NHCSXH. Xét trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, TNBQ đầu người của hộ có vay vốn từ NHCSXH Việt Nam cao hơn 8,9% so với hộ vay từ các nguồn khác. Điều này chứng minh rằng các hộ vay vốn từ NHCSXH Việt Nam sẽ tốt hơn vay từ các nguồn tín dụng thương mại. Tuy nhiên, Luận án cũng đã chỉ ra rằng tác động của việc vay vốn từ các CSTD ưu đãi do NHCSXH thực hiện tác động đến thu nhập của hộ nghèo đang giảm đi do khi phân nhóm hộ nghèo cụ thể, hộ nghèo theo thu nhập có số lượng lớn hơn nhiều lần so với hộ nghèo đa chiều. Chính vì vậy, đánh giá tác động của CSTD trong một khoảng thời gian là việc cần thiết, nhằm bổ sung những hiểu biết về lý thuyết XĐGN, lý thuyết tài chính vi mô trong khía cạnh có nên tăng thêm ưu đãi cho người nghèo.
Thứ hai, Luận án cũng chỉ ra rằng tuổi tác, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích nhà ở và khu vực sinh sống có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tại Việt Nam.
Thứ ba,  Luận án đã kiểm định và phân tích ảnh hưởng của nguồn vay, quy mô khoản vay, mục đích vay, lãi suất vay, thời hạn của các khoản vay, mục đích vay vốn đến TNBQ hộ nghèo khi tham gia các CSTD do NHCSXH thực hiện. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, luận án mới chỉ ra rằng quy mô vốn vay và mục đích vay vốn có tác động đến TNBQ hộ nghèo khi tham gia các CSTD ưu đãi của NHCSXH. Đây là những cơ sở để đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các CSTD đối với hộ nghèo tại Việt Nam.
-----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Impacts of credit policies on poor households of Vietnam Bank for Social Policy.
Major: Finance - Banking    Code: 9340201
Fellows: Le Minh Trang        NCS Code: NCS37.079TC
Instructor: Assoc. TS. Cao Thi Y Nhi, 
Training institution: National Economics University 

New scholarly and theoretical contributions

Based on the approach from the Human Capital Research Branch and the State Intervention Research Branch on Poverty, the thesis pointed out arguments about the factors affecting credit policies (CSTD) on poor households including policy-related factors,  from the part of the lender and the characteristics of the borrower. Inheriting the research results of Ashley & Carney (1999), Barslund and Tarp (2004), Phan Thi Nu (2010), the thesis added variables: loan size, loan purpose, loan interest rate, loan term of loans, loan purpose to average income (TNBQ) of poor households when participating in financial institutions implemented by the Bank for Social Policy (VBSP). These are the factors that are The additional proposal shows that the impact of CSTD has caused the income of poor households to increase. 

New practical contributions 

Firstly, the thesis assessed that credit institutions have an impact on improving incomes for poor households when participating in loans from VBSP. In the period from 2014 to 2020, the per capita TNBQ of households with loans from VBSP was 8.9% higher than households borrowing from other sources. This proves that households borrowing capital from VBSP will be better off borrowing from commercial credit sources. However, the thesis has also shown that the impact of borrowing capital from preferential financial institutions implemented by VBSP on the income of poor households is decreasing because when grouping specific poor households, poor households by income are many times larger than multidimensional poor households. Therefore,  assessing the impact of financial infrastructure over a period of time is necessary, in order to supplement the understanding of socio-economic theory, microfinance theory in terms of whether to increase incentives for the poor.
Second, the thesis also shows that age, gender, ethnicity, education level, dependency rate, housing area and living area have an impact on the income of poor households in Vietnam.
Thirdly, the thesis examined and analyzed the impact of loan sources, loan size, loan purpose, loan interest rate, duration of loans, loan purpose on poor households when participating in CSCs implemented by VBSP. However, according to the research results, the new thesis shows that the size of the loan and the purpose of the loan have an impact on poor households when participating in preferential financial institutions of VBSP. These are the bases for making recommendations to improve CSCs for poor households in Vietnam.