Nghiên cứu sinh Lê Hồng Ngọc bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 09/11/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Hồng Ngọc, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh ở Việt Nam theo đánh giá của sinh viên"
Thứ hai, ngày 09/10/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh ở Việt Nam theo đánh giá của sinh viên"
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Lê Hồng Ngọc                Mã NCS: NCS32.70QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Cơ sở đào tạo: trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu Cheng & Tam (1997), Kirkpatrick (1994), Kwek &ctg (2010); Phan Đình Nguyên (2013); Jain & ctg (2013); Akrareem & Hossain (2016) tác giả đã kế thừa bổ sung nhân tố "động cơ học tập của sinh viên" vào mô hình nghiên cứu. Luận án đã làm rõ mối quan hệ, các tác động  của các nhân tố trong mô hình đo lường chất lượng đào tạo cử nhân ngành QTKD tại Việt Nam, hệ thống thang đo cũng được tác giả điều chỉnh, kết quả nghiên cứu cho thấy 4 nhân tố: công tác quản lý đào tạo của trường đại học, cơ sở vật chất của nhà trường, chương trình đào tạo và động cơ học tập của sinh viên có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng đào tạo cử nhân QTKD, đặc điểm nghề nghiệp của bố mẹ, làm việc bán thời gian không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân QTKD, trong đó đặc điểm về giới tính của sinh viên có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo cử nhân QTKD.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, có 9 nhân tố trong mô hình lý thuyết của nghiên cứu (Quản lý đào tạo, năng lực giảng viên, hợp tác với doanh nghiệp, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, động cơ học tập của sinh viên, đánh giá kết quả học tập, sinh viên nghiên cứu khoa học, giới tính) đều có tác động tới chất lượng đào tạo cử nhân QTKD, kết quả phân tích hồi qui đa biến cho biết các nhân tố này phản ánh 55.3% sự biến thiên chất lượng đào tạo cử nhân QTKD; Thứ 2, nhân tố Động cơ học tập của sinh viên tác động tích cực tỷ lệ thuận đến chất lượng đào tạo cử nhân QTKDn (kết quả hồi qui đa biến mô hình nghiên cứu cho hệ số hồi qui chuẩn hóa, Beta =0.199); Thứ ba, nghiên cứu cũng cho biết đặc điểm giới tính của sinh viên có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cử nhân QTKD
Sử dụng phân tích phương sai - ANOVA giữa các biến kiểm soát với các nhân tố trong mô hình nghiên cứu của luận án cho kết quả: Thứ nhât, Sinh viên học ngành QTKD có hộ khẩu thường trú tại tại các tỉnh Miền bắc và Miền trung quan tâm tới hoạt động "đánh giá kết quả học tập" của cơ sở đào tạo đại học hơn sinh viên có hộ khẩu trường trú tại Miền Nam; Thứ hai,  Sinh viên ngành QTKD theo học ở các trường đóng tại các tỉnh Miền bắc và Miền trung có "động cơ học tập" mạnh hơn SV học tập ở các trường đóng tại các tỉnh Miền Nam; Thứ ba, Sinh viên ngành QTKD học tập tại các trường đóng tại cac tỉnh Miền nam quan tâm đến hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ít hơn sinh viên của các trường ở Miền bắc và Miền trung.
Các cơ sơ đào tạo cử nhân QTKD có thể tham khảo sử dụng bộ thang đo trong mô hình nghiên cứu của luận án, để khảo sát đo lường mức độ hài lòng của sinh viên đang theo học tại trường, khung lý thuyết của luận án mới phản ánh được 55,3% mức độ biến thiên chất lượng đào tạo cử nhân QTKD (góc độ sinh viên đánh giá), 44,3% sự biến thiên chất lượng đào tạo cử nhân QTKD còn lại thuộc về sai số tự nhiên và các nhân tố chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu, đồng thời nghiên cứu mới chỉ đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân QTKD dưới góc độ đánh giá của sinh viên, nghiên cứu sẽ hoàn thiện hơn nếu đồng thời thực hiện được cả đánh giá từ phía doanh nghiệp, các hạn chế của nghiên cứu là khoảng trống, cần có các nghiên cứu tiếp theo làm sáng tỏ.

-----------------------------
ORIGINAL CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation title: "Study on the factors affecting the quality of Bachelor in Business Administration training in Vietnam, basing on students' assessment"
Specialization: Business Administration            Specialization Code: 9340101
Ph.D. Candidate: Le Hong Ngoc                Candidate code: NCS32.70QTK
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Huyen
Trainig institution: National Economics University

Original contributions on academic and theoretical aspects:

Based on the theory of educational quality models of Cheng & Tam (1997), the author designed the theoretical framework of the studies (Kwek et al., 2010; Phan Dinh Nguyen, 2013; Jain et al., 2013; Akrareem & Hossain, 2016) to build a theoretical framework for the thesis. The theoretical framework of the thesis has added the factor "student's learning motivation" to the research model. The thesis has clarified the relationship and impacts of factors in the measurement model of the quality of bachelor's degree training in Business Administration in Vietnam and the scale system was also adjusted by the author. The results of testing the research model show 4 factors: training management, infrastructure and facilities, training programmes and students’ learning motivation have positive influence on the quality of business management training. In addition, the students parents’ career characteristics, part-time job doing have not affected the quality of business management training, whereas the students’ gender has influenced on the training quality. 

Recommendations derived from the findings of the dissertation

Firstly, of all 9 factors in the theoretical model of the research (training management, lecturers competence, entrepreneur cooperation, infrastructure and facilities, training programmes, students learning motivation, outcome assessment, doing researches, gender) have impacts on the quality of training bachelors in business administration,  the results of multivariate regression analysis show that these factors are reflect 55.3% of the variation in the quality of training bachelors in business administration; Secondly, the factor of Student's learning motivation has a positive impact on the quality of bachelors in business administration, the results of multivariable regression of the research model give Beta = 0.199, the results show that every increase or decrease 01 unit of "learning motivation" of students, the quality of bachelors training in business administration will increase or decrease by 0.199 unit; Thirdly, the study shows that the gender of the students has an inverse effect on the quality of the bachelors training in business administration. 
Using ANOVA analysis between control variables and independent factors in the research model of the thesis, the results show that: First, students majoring in business administration have permanent residence in the Northern provinces and the Central region is more interested in the activities of "assessing learning outcomes" of higher education institutions than students with permanent residence in the South; Second, students studying at higher education institutions located in the Northern and Central provinces have a stronger "learning motivation" than students studying at those located in the Southern provinces; Third, students of business administration studying at higher education institutions located in southern provinces are less interested in cooperation between schools and enterprises than students of those in the North and Central regions.
The training institutions can refer to using a set of scales in the research model of the thesis to survey and measure the satisfaction level of students studying at the universities. Despite efforts to conduct research, the research model of the thesis only reflects 55.3% of the variation in the quality of training in business administration (from the perspective of students), 44.3% of the variation. The quality of the bachelors training in business administration training has not been reflected by the model, belongs to the natural error and the factors have not been included in the research model, this issue may be a gap for further research. The study also only evaluated the quality of bachelors in business administration training from the perspective of students' assessment, the research would be more complete if a similar assessment could be done at enterprises, this is also an issue that other studies should have found.