Nghiên cứu sinh Lê Hoàng Minh Nguyệt bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 23/06/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Hoàng Minh Nguyệt, chuyên ngành Thống kê kinh tế, với đề tài: Đo lường năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong nông nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, ngày 15/05/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đo lường năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế            Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Lê Hoàng Minh Nguyệt     
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Bích

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án nghiên cứu về năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2000-2020. Luận án cung cấp cơ sở lý luận về việc lựa chọn các chỉ tiêu phản ánh đầu ra, đầu vào và điều chỉnh chất lượng đầu vào trong điều kiện dữ liệu nông nghiệp Việt Nam.

Luận án sử dụng phương pháp chỉ số, cụ thể là dùng chỉ số Tornqvist để tính TFP cấp quốc gia cho giai đoạn 2000-2020. Đây là đóng góp về mặt tổng quan phương pháp tính TFP nông nghiệp của Việt Nam khi có rất ít nghiên cứu sử dụng trực tiếp công thức chỉ số này.

Thời gian nghiên cứu của luận án từ năm 2000 – 2020 đối với bộ dữ liệu ở cấp quốc gia và 2010-2020 đối với bộ dữ liệu cấp tỉnh/thành phố. Đây là đóng góp mới của luận án do có sự cập nhật mới nhất về dữ liệu và thời gian nghiên cứu so với các nghiên cứu khác. Tất cả các nghiên cứu về TFP nông nghiệp trước đó đều tính cho các giai đoạn nghiên cứu trước năm 2006.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Luận án đo lường TFP của ngành nông nghiệp cấp 2 bằng phương pháp chỉ số, kết quả của luận án cho thấy TFP nông nghiệp Việt Nam tăng trung bình 2,29% trong giai đoạn 2000-2020.

Luận án thực hiện điều chỉnh chất lượng các đầu vào, một vấn đề còn khá mới mẻ cả về lý luận lẫn thực hành trong nghiên cứu TFP nông nghiệp ở Việt Nam. Sau khi điều chỉnh chất lượng đầu vào đất và lao động, kết quả cho thấy TFP nông nghiệp Việt Nam tăng trung bình 2,15% trong giai đoạn 2000-2020, giảm so với trước khi điều chỉnh chất lượng đầu vào (2,29%). Chỉ số TFP chưa điều chỉnh chất lượng đầu vào phản ánh TFP thuần trong khi chỉ số đã điều chỉnh đã phản ánh được những biến động về kinh tế - xã hội vào kết quả của chỉ số. Điều chỉnh chất lượng đầu vào cũng nhằm tránh việc ước tính quá cao TFP nông nghiệp Việt Nam.

Luận án thực hiện phân rã TFP nông nghiệp Việt Nam thông qua sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để tính chỉ số Malmquist cổ điển và Malmquist toàn cục với bộ dữ liệu cấp tỉnh/thành phố trong giai đoạn 2010-2020. Kết quả phân rã chỉ số Malmquist cổ điển cho thấy tăng trưởng TFP nông nghiệp Việt Nam chủ yếu do tiến bộ công nghệ (TC) chứ không phải do hiệu quả kỹ thuật (TE). Tốc độ tăng TFP bình quân giai đoạn 2010-2020 là 1,30%, trong đó TC tăng 3,50% còn TE giảm 2,10%. Điều đó cho thấy, hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa sử dụng hiệu quả đầu vào, đây là dư địa để tăng TFP nông nghiệp trong tương lai. Chỉ số Malmquist toàn cục tính đến sự khác biệt về công nghệ giữa các vùng sản xuất nông nghiệp trên cả nước, kết quả cho thấy thực sự có sự khác biệt về TFP theo vùng khi tính đến giả định này.

--------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Measuring total factor productivity (TFP) in Vietnamese agriculture
Specialization: Economic Statistics               Code: 9310101
PhD student: Le Hoang Minh Nguyet      
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Tran Thi Bich

New academic and theoretical contributions

The thesis studies about Total factor productivity (TFP) in Vietnamese agriculture in the period of 2000-2020. The thesis provides a theoretical basis for the selection of indicators reflecting output, input and adjustment of input quality in terms of agricultural data in Vietnam.

The thesis uses the index number method, specifically the Tornqvist index to calculate the national TFP for the period 2000-2020. This is a contribution to the overview of the agricultural TFP calculation method of Vietnam as there are very few studies using this index formula directly.

The research period of the thesis is from 2000 - 2020 for data sets at the national level and 2010 - 2020 for data sets at the provincial/city level. This is a new contribution of the thesis due to the latest update in data and research time compared to other studies. All previous agricultural TFP studies are for study periods prior to 2006.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

The thesis measures the TFP of the agricultural sector by the index number method, the results of the thesis show that Vietnam's agricultural TFP increased by an average of 2.29% in the period 2000-2020.

The thesis adjusts the quality of inputs, a new issue both in theory and practice in agricultural TFP research in Vietnam. After adjusting for input quality of land and labor, the results show that Vietnam's agricultural TFP increased by an average of 2.15% in the period 2000-2020, a decrease compared to before adjusting for input quality (2, 29%). The unadjusted input quality TFP index reflects the net TFP while the adjusted index reflects socio-economic fluctuations in the index's results. Adjusting the quality of inputs also aims to avoid overestimating Vietnam's agricultural TFP.

The thesis performs the decomposition of agricultural TFP in Vietnam by using the Data Envelope Analysis (DEA) to calculate the classic Malmquist index and the global Malmquist index with the provincial/city dataset in the period 2010-2020. The classic Malmquist index results show that Vietnam's agricultural TFP growth is mainly due to technological progress (TC) rather than technical efficiency (TE). The average growth of TFP in the period 2010-2020 is 1.30%, of which TC increased by 3.50% and TE decreased by 2.10%. This shows that Vietnam's agricultural production has not yet used inputs effectively, which is the room to increase agricultural TFP in the future. The global Malmquist index takes into account technological differences across agricultural regions, the results showing that there is indeed regional variation in TFP when taking this assumption into account.