Nghiên cứu sinh Lê Danh Lượng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 15/11/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Danh Lượng, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài: Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Thứ sáu, ngày 15/09/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    
Nghiên cứu sinh: Lê Danh Lượng                   Mã số: 9340101_QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận   
 
Luận án đã đề xuất, kiểm định và phát hiện 2 mối quan hệ điều tiết  mới là:
(1) Nghiên cứu này đã sử dụng biến “Quan hệ của doanh nghiệp” làm biến điều tiết biến “Minh bạch tài chính của doanh nghiệp”  tạo ra biến mới “Quan hệ doanh nghiệp /Minh bạch tài chính”. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và siêu  nhỏ thường không thể hiện được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Điều này làm giảm sự tin tưởng của quỹ tín dụng nhân dân đối với doanh nghiệp. Việc phát triển mối quan hệ tốt sẽ giúp hai bên hiểu biết sâu sắc hơn về đặc điểm, mục tiêu và cho phép mong đợi những kết quả tốt đẹp. Luận án đã thảo luận “Quan hệ của doanh nghiệp” có vai trò điều tiết tác động của “Minh bạch tài chính của doanh nghiệp” đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. 
(2) Nghiên cứu sử dụng biến “Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp” làm biến điều tiết biến “Chính sách tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân” tạo ra biến mới “Lịch sử vay nợ/Chính sách tín dụng”. Khi doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có lịch sử vay vốn tốt- thể hiện bằng điểm tín dụng, thì sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi tín dụng hơn về lãi suất, hạn mức vay,vay tín chấp…, do vậy sẽ dễ tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng nhân dân hơn. Luận án đã thảo luận “Lịch sử vay nợ” của doanh nghiệp có vai trò điều tiết tác động của “Chính sách tín dụng” của quỹ tín dụng nhân dân đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy rằng “quan hệ của doanh nghiệp và minh bạch tài chính của doanh nghiệp” là hai nhân tố mà các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên chú ý làm rõ  khi gửi hồ sơ vay vốn tới quỹ tín dụng nhân dân vì hai nhân tố này đều được đánh giá riêng lẻ và đồng thời khi thẩm định khoản vay của doanh nghiệp. Trong đó quan hệ của doanh nghiệp được xem là tài sản quý giá của các doanh nghiệp này vì chúng mang lại những thông tin quan trọng về chất lượng người đi vay.
(2) Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “lịch sử vay nợ của doanh nghiệp” tác động dương đến chính sách tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân. Khi doanh nghiệp có lịch sử vay vốn tốt- thể hiện bằng điểm tín dụng, thì sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi tín dụng hơn về lãi suất, hạn mức vay, vay tín chấp,… do vậy sẽ dễ tiếp cận vốn tín dụng từ quỹ tín dụng nhân dân hơn. 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án cho rằng điều quan trọng hàng đầu để các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể dễ tiếp cận được vốn tín dụng từ quỹ tín dụng nhân dân hơn là phải tạo lập được “lòng tin” đối với quỹ tín dụng nhân dân. Các doanh nghiệp này cần chú trọng hơn nữa xây dựng mối quan hệ, tạo lập một lịch sử tín dụng tốt với Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức khác để trở thành người vay đáng tín cậy thì sẽ dễ được chấp nhận khi vay vốn.

-------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: Factors affecting small and micro-enterprises’ access to capital from the PCFs
Major: Business Administration    Code: 9340101_QTK
PhD candidate: Le Danh Luong        ID: NCS37.048QTK
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Ngoc Huyen
Institution: National Economics University

New contributions in terms of academic and theoretical aspects        

The thesis proposed, tested and discovered two new regulatory relationships including
(1) This study used “Corporate relations” as a moderating variable for the variable “Corporate financial transparency” to create a new variable called “Corporate relations/Corporate financial transparency”. The financial statements of small and micro-enterprises often do not show their financial status. This reduces the trust of the People's Credit Funds in businesses. The development of a good relationship between both parties will enable them to have a deeper understanding of these enterprises' characteristics, goals and this can lead to good results. The thesis discussed that "Corporate relations" has a role in regulating the impact of "Corporate financial transparency" on small and micro-enterprises’ access to capital from the People's Credit Funds.
(2) The study used "Credit history" as a moderating variable for the variable "Credit policy of the People's Credit Funds" to create a new variable called "Credit history/Credit policy". When small and micro-enterprises have a good credit history, which is shown by credit scores, they will enjoy more preferential credit policies in terms of interest rates, loan limits, unsecured loans... This results in these enterprises’ easier access to capital from the People's Credit Funds. The thesis discussed that "Credit history" plays an important role in regulating the impact of the "Credit Policy" of the People's Credit Funds on small and micro-enterprises’ access to capital.

New findings and proposals obtained from research results

(1) Research findings showed that "Corporate relations and Financial transparency" are two factors that small and micro-enterprises should pay attention to and clarify when sending loan applications to the People's Credit Funds as these two factors are evaluated separately and simultaneously when appraising loans for enterprises. Specifically, corporate relations are considered as valuable assets of these enterprises as they provide important information about the quality of borrowers.
(2) Research findings also discovered that the "Credit history" has positive influence on on the credit policy of the People's Credit Funds (PCFs). When enterprises have a good credit history demonstrated in credit scores, they will enjoy more preferential credit policies in terms of interest rates, loan limits, unsecured loans..., therefore their access to capital from the PCFs will be easier. 
Based on research findings, the thesis stated that in order for small and micro-enterprises to have easy access co capital from the People's Credit Funds (PCFs), it is vital to establish "trust" in the PCFs. These businesses should pay more attention in building relationships and establishing a good credit history with the People's Credit Funds as well as other organizations to become trustworthy borrowers, and this can result in them receiving earlier and easier approvals for capital.