Nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 03/11/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Xuân Nam, chuyên ngành Lịch sử kinh tế, với đề tài: Cải cách quản lý chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa ở Việt Nam.
Thứ hai, ngày 12/09/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Cải cách quản lý chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa ở Việt Nam
Chuyên ngành:        Kinh tế học (Lịch sử kinh tế)        Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh:     Hoàng Xuân Nam
Người hướng dẫn:   TS. Trần Khánh Hưng, TS. Phạm Huy Vinh

Những đóng góp mới của luận án về mặt học thuật, lý luận

(1) Luận án đưa ra quan điểm mới, thước đo mới về hiệu quả và hiệu lực chi ngân sách nhà nước và sử dụng làm cơ sở để đánh giá cải cách quản lý chi ngân sách nhà nước với việc thực hiện mục tiêu chính sách tài khoá ở Việt Nam qua các giai đoạn cụ thể. Đó là các yêu cầu đối với công tác dự toán và thực hiện dự toán chi NSNN; yêu cầu đảm bảo sự tập trung, thống nhất trong quản lý NSNN; yêu cầu thiết lập cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi NSNN hợp lý và khoa học; yêu cầu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quyết định và sử dụng NSNN và tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát chi NSNN.

(2) Về việc chuyển sang áp dụng phương pháp quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra trong bối cảnh Việt Nam, từ kinh nghiệm của Xlôvakia, Singapore, CHLB Đức và Đan Mạch, luận án đã khẳng định đây là nội dung rất quan trọng, cần ưu tiên triển khai trong thực tiễn.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

(1) Từ phân tích và làm rõ thực trạng cải cách quản lý chi NSNN ở Việt Nam, luận án chỉ rõ hạn chế trong cải cách quản lý chi NSNN có tác động đến thực hiện mục tiêu của chính sách tài khoá đó là: i) Chưa có sự cải cách đồng bộ giữa các khâu của quy trình quản lý chi NSNN, chủ yếu chỉ tập trung vào khâu thực hiện chi NSNN và khâu quyết toán chi NSNN ii) Tư duy và áp dụng phương pháp tiếp cận cải cách từng phần và thiếu tính chiến lược lâu dài đã gây rất nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện.

(2) Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm về cải cách quản lý chi NSNN hướng tới thực hiện mục tiêu chính sách tài khóa ở Việt Nam, đó là: Thay đổi cách tiếp cận trong thực hiện cải cách quản lý chi NSNN từ tư duy cải cách theo cách tiếp cận dần dần sang cải cách mang tính toàn diện, tổng thể; Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý chi NSNN theo hướng hình thành bộ chỉ tiêu, công thức khoa học, thống nhất thể hiện mối quan hệ gắn kết, ràng buộc chặt chẽ giữa dự toán chi NSNN với kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với khả năng cân đối của NSNN; Mở rộng phạm vi áp dụng phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra; Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về NSNN.

(3) Luận án đề xuất các nội dung cần thực hiện để tiếp tục cải cách quản lý chi NSNN nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chính sách tài khóa ở Việt Nam đó là: i) Hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính; ii) Thay đổi cách tiếp cận đối với hoạt động công khai chi NSNN và tình hình chấp hành kỷ luật tài khóa; iii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý chi NSNN.

-----------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Reform of state budget expenditure management and the implementation of fiscal policy objectives in Vietnam
Major: Economics (Economic History)     Code: 9310101
PhD student: Hoang Xuan Nam    
Supervisors: Dr. Tran Khanh Hung, Dr. Pham Huy Vinh

New contributions of the thesis in terms of academics and theories

(1) The thesis gives a new perspective, a new measure of the efficiency and effectiveness of state budget expenditure and uses it as a basis to evaluate the reform of state budget expenditure management with the implementation of the main objectives. fiscal policy in Vietnam through specific periods. These are the requirements for planning and implementing state budget expenditure plans; requirements to ensure unity and consistency in state budget management; requirements of the establishment of a rational and scientific mechanism for decentralizing state budget expenditure tasks; requirements of publicity, transparency and accountability in the decision and use of the state budget and facilitate the inspection and supervision of state budget expenditures.

(2) Regarding the transition to applying the output-based state budget expenditure management method in the context of Vietnam, from the experience of Slovakia, Singapore, Germany and Denmark, the thesis has confirmed that this is a critical area whose real-life implementation should be prioritized.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis

(1) From the analysis and clarification of the current state of reform of state budget expenditure management in Vietnam, the thesis points out the limitations in the reform of state budget expenditure management that have an impact on the realization of the objectives of the fiscal policy which are: i) There has not been a synchronous reform among the stages of the state budget expenditure management process which mainly focuses on the implementation of state budget expenditures and the finalization of state budget expenditures, ii) The mindset and application of a partial reform approach and a lack of long-term strategy have caused many difficulties in the implementation process.

(2) The thesis draws some lessons from experience in reforming state budget expenditure management towards the implementation of fiscal policy objectives in Vietnam, that is: Changing the approach in implementing expenditure management reform from a gradual approach to comprehensive and comprehensive reform; Focusing on building and improving the legal system on management of state budget expenditure in the direction of forming a set of targets, scientific formulas, uniformly showing the close relationship between state budget expenditure plans and socio-economic development plans and strategies, between socio-economic development requirements and the balancing capacity of the state budget; Expanding the scope of application of the state budget expenditure management method according to output results; Building a complete information system on state budget.

(3) The thesis proposes the contents that need to be done to continue reforming the management of state budget expenditure in order to effectively implement the objectives of fiscal policy in Vietnam, which are: i) Improving and standardizing the system financial statistical indicators; ii) Changing the approach regarding public budget expenditure and fiscal discipline; iii) Promoting the application of information technology for the management of state budget expenditures.