Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Huệ bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 5/12/2020 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Thị Huệ, chuyên ngành Kinh tế Lao động, với đề tài "Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Chủ nhật, ngày 04/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tính dễ bị tổn thương và kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên ngành: Kinh tế Lao động                   Mã số: 9340404
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Huệ                  Mã NCS: 911.36.14LD 
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân  

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở khung nghiên cứu sinh kế bền vững của DFID (2001) và khung lý thuyết đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế của Hahn và cộng sự (2009), luận án đã làm rõ việc tính toán chỉ số dễ tổn thương sinh kế; ảnh hưởng của các thành phần dễ bị tổn thương sinh kế đến kết quả sinh kế trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL, cụ thể:

(1) Khẳng định việc  tính toán chỉ số dễ tổn thương sinh kế dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID (2001) và khung lý thuyết đánh giá mức độ dễ bị tổn thương sinh kế của Hahn và cộng sự (2009) nhưng áp dụng trọng số bất cân bằng theo đề xuất của Iyengar và Sudarshan (1982) là hợp lý.

(2) Khẳng định ảnh hưởng của ba thành phần phần dễ bị tổn thương (mức độ phơi lộ, mức độ nhạy cảm, năng lực thích ứng) đến kết quả sinh kế. Đồng thời phát triển thêm vai trò điều tiết của năng lực thích ứng trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả luận án cho thấy, các tỉnh ven biển, hộ nghèo, hộ gia đình có nguồn thu chính từ thủy sản, hộ gia đình có chủ hộ là nữ, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, không phải dân tộc Kinh... thì mức độ dễ bị tổn thương cao hơn. Đồng thời, luận án đã chỉ rõ ảnh hưởng tiêu cực của xâm nhập mặn và ảnh hưởng tích cực của các thành phần trong năng lực thích ứng (Diện tích đất nông lâm nghiệp, diện tích gieo trồng lúa bình quân đầu người; Tỷ lệ thành viên hộ có việc làm, chủ hộ có chuyên môn kỹ thuật, chủ hộ tốt nghiệp tiểu học trở lên; Số đồ dùng lâu bền, giá trị tài sản còn lại bình quân; Tiếp cận tiết kiệm, số nguồn thu nhập; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin…) đến kết quả sinh kế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án cũng cho thấy trong bối cảnh xâm nhập mặn vùng ĐBSCL chỉ có 3 biến thành phần trong năng lực thích ứng (Tỷ lệ thành viên hộ có việc làm; Loại ngôi nhà chính; Khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin) có vai trò điều tiết đến mối quan hệ của xâm nhập mặn và thu nhập bình quân hộ gia đình. 
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số một số khuyến nghị đối chính phủ, chính quyền địa phương và hộ gia đình nhằm hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kết quả sinh kế vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Dự báo “sớm” và “sát” tình hình xâm nhập mặn; khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước; quan tâm nhiều hơn đến những nhóm hộ có nguy cơ dễ bị tổn thương sinh kế cao; lựa chọn cây trồng vật nuôi thích hợp; tập trung vào chính sách giáo dục và đào tạo người lao động; tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình; đẩy mạnh các chính sách trợ cấp, phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm, tự tạo việc làm cho người lao động...

------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 

Topic: Vulnerability and livelihood outcomes in the context of salinity intrusion in the Mekong Delta;
Major: Labor Economics                            Code: 9340404
PhD attendant: Hoang Thi Hue                 Attendant’s Code: 911.36.14LD 
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Vu Hoang Ngan
Training facility: National Economics University

New contributions in terms of theoretical aspect

Based on the framework of sustainable livelihoods by DFID (2001) and the theoretical framework for assessing livelihood vulnerability by Hahn et al. (2009), the dissertation measured livelihood vulnerability index (LVI) and analyzed impacts of LVI components on livelihood outcomes in the context of salinity intrusion in the Mekong Delta, specifically:

(1) The study confirmed the calculation of the livelihood vulnerability index based on the sustainable livelihood framework by DFID (2001) and the theoretical framework for assessing livelihood vulnerability by Hahn et al. (2009) but applied unequal weight as proposed by Iyengar and Sudarshan (1982) as the method was appropriate in the context of salinity intrusion in the Mekong Delta.
(2) The dissertation affirmed the impacts of three LVI components (exposure, sensitivity, adaptive capacity) on livelihood outcomes, concurrently, further developed the regulatory role of adaptive capacity in mitigating effects of salinity intrusion on livelihood outcomes in the Mekong Delta.

Recommendations obtained from research findings

Findings showed that coastal provinces, poor households, households with main sources of income from fisheries, households with female owners, households with owners having no technical qualifications, minority ethnic households... have the higher degree of vulnerability. The dissertation also proved negative effects of salinity intrusion and positive impacts of components in adaptive capacity (agricultural and forestry area per capita, rice cultivated area per capita, the proportion of household members having jobs, head of household with professional and technical qualifications, head of household not graduated from primary schools or higher education, durable goods diversity index; average net residual value, access to savings, number of income sources, access to means of media...) on livelihood outcomes in the Mekong Delta. Additionally, in the context of salinity intrusion in the Mekong Delta, there were three component variables in adaptive capacity (the proportion of household members having jobs, types of house, access to means of media) having the regulatory role in  the relationship between salinity intrusion and households' average income.
Based on research findings, the author provided some recommendations for the government, local authorities and households to reduce impacts of salinity intrusion livelihood outcomes in the Mekong Delta. They are early and accurate forecast of salinity intrusion so that local residents can have timely response plans, research of solutions to exploit and use effectively water resources, more attention to groups of households at high risk of livelihood vulnerability, selection of plants and animals, concentration on policies to educate and train labors, increase of households' access to credit, promotion of policies in supporting, developing the labor market, creating jobs for labors...