Nghiên cứu sinh Hoàng Minh Phương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 04/03/2024 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Hoàng Minh Phương, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài "Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam"
Thứ tư, ngày 07/02/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện đến sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện công lập chuyên ngành sản, nhi ở Việt Nam
Chuyên ngành: Khoa học quản lý              Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Hoàng Minh Phương               Mã NCS: NCS39.32QL
Người hướng dẫn: GS.TS. Giang Thanh Long và PGS.TS. Trần Minh Điển
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

    - Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây như Gani (1996), McPake và cộng sự (2003), Hawkins và cộng sự (2009), Jiang và cộng sự (2016) mới chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn giản sự biến động của chỉ số hài lòng người bệnh theo thời gian hoặc theo nhóm bệnh viện mà chưa đặt chỉ số này cùng với tự chủ trong mối quan hệ phức tạp của các hoạt động bệnh viện, chưa tính đến sự khác biệt giữa các nhóm bệnh viện. Luận án đã phát triển cách thức đánh giá ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện tới sự hài lòng của người bệnh bằng cách kết hợp đánh giá giữa các thời điểm (như Gani, 1996; McPake và cộng sự, 2003; Hawkins và cộng sự, 2009) đồng thời với đánh giá trên cả hai nhóm bệnh viện đã và chưa tự chủ (như Jiang và cộng sự, 2016). Bên cạnh đó, luận án cũng đã sử dụng kết hợp phương pháp “khác biệt trong khác biệt” (DID) và mô hình hồi quy cấu trúc tuyến tính (SEM) để đánh giá ảnh hưởng của tự chủ bệnh viện, đảm bảo phù hợp với thiết kế nghiên cứu và cho kết quả thống nhất, tin cậy, có tính thuyết phục hơn so với các nghiên cứu trước đó.
    - Thứ hai, thay vì chỉ ra tác động của tự chủ bệnh viện tới một chỉ số duy nhất là sự hài lòng của người bệnh như trong các nghiên cứu trước đây (Gani, 1996; McPake và cộng sự, 2003; Hawkins và cộng sự, 2009; Jiang và cộng sự, 2016), luận án đã thảo luận về tác động của tự chủ bệnh viện lên từng yếu tố của dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) và thông qua các yếu tố đó chỉ ra tự chủ bệnh viện có ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

    - Kết quả nghiên cứu định lượng của luận án cho thấy, tự chủ bệnh viện tác động tích cực lên từng yếu tố của dịch vụ KCB và các yếu tố này sau đó lại tác động tích cực đến sự hài lòng của người bệnh. Nghĩa là, tự chủ bệnh viện có ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của người bệnh. Từ đó, luận án gợi ý rằng chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy các bệnh viện thực hiện tự chủ để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời, các bệnh viện cũng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đảm bảo sự hài lòng của người bệnh để thu hút người bệnh, tăng cường nguồn tài chính đáp ứng hoạt động thường xuyên và nhu cầu phát triển bệnh viện. 
    - Trong luận án, ngoài việc giải thích sự phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính đã chỉ ra các khó khăn, vướng mắc cơ bản trong thực hiện tự chủ bệnh viện ở Việt Nam mà đòi hỏi phải có các giải pháp tháo gỡ từ cả phía cơ quan quản lý nhà nước và các bệnh viện.
    - Luận án cũng cho thấy, theo thời gian, yêu cầu của người bệnh đối với các dịch vụ KCB ngày càng cao nên đòi hỏi các bệnh viện công lập nói riêng và cả hệ thống y tế nói chung cần phải hết sức chú trọng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, đảm bảo sự hài lòng của người bệnh.
    - Kết quả nghiên cứu định lượng cũng chỉ ra, trong thang đo hài lòng người bệnh do Bộ Y tế ban hành, các yếu tố đều có mối quan hệ cùng chiều, có ý nghĩa thống kê với sự hài lòng của người bệnh. Do đó, luận án khẳng định thang đo do Bộ Y tế ban hành là phù hợp, đủ tin cậy và có thể áp dụng rộng rãi để đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB của các bệnh viện ở Việt Nam.

-------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Impact of hospital autonomy on patients' satisfaction with medical examination and treatment services at public hospitals specializing in obstetrics and pediatrics in Vietnam
Major: Management Science                  Code: 9310110
Fellows full name: Hoang Minh Phuong               Fellow Code: NCS39.32QL
Instructor: Prof. Giang Thanh Long and Assoc. Prof. Tran Minh Dien
Training institution: National Economics University 

New scholarly and theoretical contributions 

    -First, previous studies such as Gani (1996), McPake et al. (2003), Hawkins et al. (2009), Jiang et al. (2016) have only compared simply the fluctuation of patient satisfaction index over time or by hospital group without placing this index together with autonomy in the complex relationship of hospital operations, otherwise differences between hospital groups are not taken into account. This thesis developed a way to assess the effect of hospital autonomy on patient satisfaction by combining inter-time assessments (e.g., Gani, 1996; McPake et al., 2003; Hawkins et al., 2009) concurrently with the review on both groups of hospitals with and without autonomy (e.g., Jiang et al., 2016). In addition, the thesis also used a combination of "difference in difference" (DID) method and SEM regression model to show the effect of hospital autonomy, ensuring conformity with the study design and more consistent, reliable and convincing results than previous studies.
    -Second, rather than indicating the impact of hospital autonomy on a single indicator of patient satisfaction as in previous studies (Gani, 1996; McPake et al., 2003; Hawkins et al., 2009; Jiang et al., 2016), this thesis discussed the impact of hospital autonomy on each element of medical examination and treatment and through these factors showed that hospital autonomy has a positive effect on patients' satisfaction with hospital health care services.

New findings and recommendations from the thesis results 

    - The quantitative research results of this thesis show that hospital autonomy positively affects each element of the healthcare service, and these factors subsequently positively affect patient satisfaction. That means hospital autonomy has a positive effect on patient satisfaction. From there, this thesis suggests that the government should continue to encourage hospitals to implement autonomy to improve the quality of health care services, contributing to the successful implementation of people's health care goals. At the same time, hospitals must also make more efforts in ensuring patient satisfaction to attract patients, increase financial resources to meet regular operations and hospital development needs.
    - In this thesis, in addition to explaining the suitability of quantitative research results, qualitative research has pointed out basic difficulties and obstacles in implementing hospital autonomy in Vietnam that require solutions from both state management agencies and hospitals.
    - This thesis also shows that, the requirements of patients for health care services are increasing over time, so public hospitals in particular and the health system in general need to pay great attention to improving the quality of health care services, ensuring patient satisfaction.
    - Quantitative research results also show that, in the patient satisfaction scale issued by the Ministry of Health, all factors have a same-dimensional relationship, statistically significant with patient satisfaction. Therefore, the thesis affirms that the scale issued by the Ministry of Health is appropriate, reliable enough and widely applicable to assess patients' satisfaction with health care services of hospitals in Vietnam.