Nghiên cứu sinh Dương Thị Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Dương Thị Hoa, chuyên ngành Marketing, với đề tài "Nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn cho thực phẩm an toàn"
Thứ tư, ngày 01/11/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn cho thực phẩm an toàn
Chuyên ngành: Marketing            Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Dương Thị Hoa        Mã NCS: NCS39.11MA
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Đình Chiến, TS. Doãn Hoàng Minh 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1. Luận án đã bổ sung khái niệm và đặc điểm của chuỗi cung ứng ngắn cho thực phẩm an toàn (TPAT) trên một khu vực địa lý của một quốc gia đang phát triển có sự chuyển đổi từ quan hệ thị trường tự do truyền thống sang các chuỗi cung ứng có sự hợp tác. 
2. Luận án đã làm sáng tỏ sự hợp tác giữa người sản xuất nông nghiệp và người bán lẻ trong chuỗi cung ứng ngắn TPAT trên một khu vực thị trường địa lý chủ yếu tập trung vào 3 hành vi cốt lõi: chia sẻ kiến thức, chia sẻ thông tin và chia sẻ nguồn lực.
3. Nghiên cứu đã kế thừa các nghiên cứu đã có để phát triển mô hình nghiên cứu 2 nhóm yếu tố tác động đến các hành vi hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn TPAT là: niềm tin và văn hóa hợp tác, đồng thời nghiên cứu tác động các yếu tố môi trường bên ngoài tới niềm tin.  
4. Nghiên cứu đã hoàn thiện và phát triển thang đo các yếu tố ảnh hưởng và các hành vi hợp tác từ góc độ của nhà sản xuất nông nghiệp và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng ngắn TPAT.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

1. Luận án đã đánh giá được mức độ của 3 hành vi hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn TPAT trên khu vực thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó đã đánh giá được sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn ở cả 2 phía: từ góc độ của nhà sản xuất nông nghiệp tới người bán lẻ và từ nhà bán lẻ tới nhà sản xuất nông nghiệp TPAT. 
2. Luận án đã đo lường được chiều hướng, mức độ tác động của các yếu tố tới sự uy tín và sự chân thành. Đồng thời cũng đo lường được mức độ tác động của 3 yếu tố thành phần của văn hóa hợp tác đến các hành vi hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn TPAT. Trước hết, kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ xã hội và quy chế pháp lý là hai nhân tố ảnh hưởng tích cực nhất tới sự uy tín và sự chân thành. Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi chia sẻ kiến thức với mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Sự chân thành, sự uy, định hướng dài hạn, chủ nghĩa tập thể và sự né tránh các tình huống không chắc chắn. Các yếu tố thành phần của niềm tin và văn hóa hợp tác tác động tới hành vi chia sẻ thông tin theo mức độ giảm dần là: Chủ nghĩa tập thể, sự uy tín và sự né tránh các tình huống không chắc chắn. Cuối cùng, các nhân tố ảnh hưởng thuận chiều tới chia sẻ nguồn lực với mức độ tác động giảm dần được xác định như sau: Định hướng dài hạn, sự uy tín, sự né tránh các tình huống không chắc chắn và sự chân thành.
3. Nghiên cứu đã so sánh được sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn TPAT giữa người sản xuất nông nghiệp và người bán lẻ. Các yếu tố thuộc niềm tin: Sự uy tín và sự chân thành của các đối tác tham gia chuỗi cung ứng ngắn TPAT ảnh hưởng tới hành vi chia sẻ kiến thức thông tin và nguồn lực của người sản xuất mạnh hơn so với nhóm nhà bán lẻ. Ngược lại, các yếu tố thuộc văn hóa hợp tác: Chủ nghĩa tập thể, định hướng dài hạn và sự né tránh các tình huống không chắc chắn ảnh hưởng tới hành vi hợp tác của nhóm nhà bán lẻ mạnh hơn so với nhóm nhà sản xuất. 
4. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số hàm ý quản trị và khuyến nghị cho các bộ, ngành thuộc Chính phủ liên quan và các thành viên của chuỗi cung ứng ngắn về phát triển và duy trì sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngắn cho TPAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

-----------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Research on collaboration in the short supply chain for safe food
Major: Marketing            Code: 9340101
PhD. Student: Duong Thi Hoa        PhD. Student Code: NCS39.11MA
Instructors: Assoc. Prof. Dr. Truong Dinh Chien, Dr. Doan Hoang Minh 
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

1. The thesis has supplemented the concept and characteristics of a short supply chain for safe food in a geographical area of a developing country undergoing a transition from traditional free market relations to collaborative supply chains.
2. The thesis has shed light on the collaboration between agricultural producers and retailers in the short supply chain for safe food within a geographical market area, which primarily focus on 3 core behaviors: knowledge sharing, information sharing, and resource sharing
3. The research has inherited existing research to develop a research model for two groups of factors affecting collaboration in the short supply chains for safe food: trust and collaborative culture, while also investigating the impact of external environmental factors on trust.
4. The research has completed and developed a scale to measure influencing factors and collaborative behaviors from the perspective of agricultural producers and retailers in the short supply chain for safe food.

New conclusions and recommendations drawn from the research findings 

1. The study has evaluated the levels of 3 collaborative behaviors in the short supply chain for safe food in Hanoi city. The thesis has also assessed collaboration in the short supply supply from both sides: from the perspective of producers to retailers and from retailers to producers.
2. The thesis has measured the direction and level of impact of factors on credibility and benevolence and also the impact of the three components of collaborative culture on collaboration in the short supply chain for safe food. Firstly, the analysis results indicated that guanxi and legal protection are the two most positively influential factors on credibility. Factors affecting knowledge sharing behavior in decreasing order of impact are: Benevolance, long-term orientation, collectivism and uncertainty avoidance. The component factors of trust and collaborative culture that affect information sharing behavior in decreasing order are: Collectivism, credibility and uncertainty avoidance . Finally, the factors having positive influence on resource sharing with decreasing impact levels are determined as follows: Long-term orientation, credibility, uncertainty avoidance and benevolence.
3. The research has compared the difference in the level of impact of factors affecting collaborative behaviors in the short supply chain for safe food between agricultural producers and retailers. Factors of trust: The credibility and benevolence of partners in the short supply chain for safe food affect the knowledge, information and resource sharing behaviors of manufacturers more strongly than that of the retailers group. In contrast, the factors of collaborative culture: Collectivism, long-term orientation and uncertainty avoidance affect the collaborative behavior of the retailers group more strongly than the manufacturers group. 
4. Based on the research results, the study has proposed a number of management implications and recommendations for relevant government ministries and members of short supply chains on developing and maintaining collaboration in the short supply chain for safe food in Hanoi city.