Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Ngọc Thúy bảo vệ luận án tiến

Vào 16h Ngày 29/01/2024 tại P501 Nhà A1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Đỗ Thị Ngọc Thúy, chuyên ngành Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế, với đề tài " Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sinh kế hộ gia đình ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ."
Thứ hai, ngày 08/01/2024

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sinh kế hộ gia đình ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ
Chuyên ngành: Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế    Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Ngọc Thúy    Mã NCS: NCS40.15PB
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thị Hoài Thu 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trên cơ sở khung lý thuyết về đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của IPCC (2001) mà Luận án đã kế thừa 3 khía cạnh tổn thương về tính phơi lộ, tính nhạy cảm và năng lực thích ứng với BĐKH kết hợp với các yếu tố thành phần của khung sinh kế bền vững của DFID (2001), Luận án đã xây dựng phát triển và hoàn thiện khung nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế hộ gia đình, cụ thể là:
(1) Khung nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đến sinh kế hộ gia đình được xây dựng có hệ thống, đã kết nối các vấn đề có tính nhân quả từ đánh giá tác động của BĐKH đến xác định mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH đến sinh kế hộ gia đình, phân tích năng lực thích ứng về sinh kế nhằm đề xuất các chiến lược sinh kế thích ứng. Luận án đã bổ sung yếu tố chiến lược sinh kế thích ứng với BĐKH của hộ gia đình vào Khung nghiên cứu- vốn chưa được đề cập rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây.
(2) Luận án áp dụng Chỉ số tổn thương sinh kế (LVI-Livelihood Vulnerability Index) để đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đến sinh kế hộ gia đình. Dựa trên chỉ số LVI gồm 7 thành phần đo lường tính dễ bị tổn thương về sinh kế do Hahn và cộng sự (2009) đề xuất, Luận án đã bổ sung thêm yếu tố thứ tám là nguồn lực tự nhiên (đất đai, nhà ở).  Đồng thời, Luận án hiệu chỉnh các yếu tố phụ của tính phơi lộ (gồm tiêu chí đo lường các sự kiện khí hậu xảy ra trong quá khứ) và tính nhạy cảm (gồm tiêu chí đo lường thành phần sức khỏe, thực phẩm, nguồn nước) để phù hợp hơn với đối tượng hộ gia đình ở vùng ven biển.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

 (1) Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy, vùng ven biển Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ 2 trong số 4 biểu hiện đặc trưng nhất của BĐKH bao gồm các đợt mưa lớn cực đoan và các sự kiện thiên tai khắc nghiệt. Điều này khiến hộ gia đình phải đa dạng hóa các hoạt động sinh kế, bằng cách thực hiện cùng một lúc từ 2 sinh kế trở lên để giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương do BĐKH.
(2) Kết quả tính chỉ số LVI của 6 nhóm hoạt động sinh kế cho thấy sinh kế nghề cá là nhóm sinh kế dễ bị tổn thương nhất do BĐKH ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ. Nhóm sinh kế hộ gia đình tự sản xuất kinh doanh có mức độ dễ bị tổn thương thấp nhất. 
 (3) Kết quả đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH về sinh kế của hộ gia đình dựa vào mô hình các yếu tố nguồn lực sinh kế cho thấy 3 yếu tố có tác động tới quyết định lựa chọn chuyển đổi sinh kế gồm: độ tuổi chủ hộ, thu nhập trung bình hộ, và khả năng tiếp cận các dịch vụ công của hộ gia đình.
(4)  Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ nguồn lực sinh kế và chiến lược sinh kế thích ứng với BĐKH cấp vùng cho các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, gồm: (i) đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và hướng tới trồng cây ăn quả, rau màu đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng; (ii) chăn nuôi gia trại; (iii) đa dạng hóa dịch vụ hậu cần nghề cá; (iv) nâng cao vai trò của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; và (v) hình thành chuỗi du lịch kết nối liên tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.
(5) Luận án đề xuất 9 mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH phù hợp cấp hộ gia đình ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ với thứ tự ưu tiên giảm dần như sau: (i) trồng cây theo tiêu chuẩn hữu cơ, an toàn; (ii) chăn nuôi gia trại;(iii) nuôi vịt lồng ghép với nuôi cá; (iv) nuôi biển; (v) du lịch nông nghiệp; (vi) lao động tại khu công nghiệp; (vii) du lịch biển; (viii) nuôi tôm công nghệ cao; và (ix) tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.
---------------------------------------------------

NEW CONTRIBUTION OF THESIS

Thesis Topic:   Vulnerability Assessment of Household Livelihoods to Climate Change in the North Central Coast region
Specialization:  Economic Management (Distribution of Labor Forces and Economic Zoning)    
Code: 9310110
PHD Student: Do Thi Ngoc Thuy                          Code: NCS40.51PB
Supervisor: Prof.Dr. Vu Thi Hoai Thu
Institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions

Based on the theoretical framework for assessing vulnerability to climate change of IPCC (2001) and sustainable livelihoods framework of DFID (2001), the thesis has inherited, developed and improved the framework of vulnerability assessment of household livelihoods to climate change, specifically:
(i) The research framework for vulnerability assessment of household livelihoods to climate change is systematically built, connecting causal issues from assessing the impact of climate change on household livelihoods, to determine vulnerability’s household livelihood to climate change, analyze adaptation capacity of household livelihoods under the impact of climate change and propose adaptive livelihood strategies. Household's livelihood strategy to adapt to climate change is proposed based on the results of assessing vulnerability and adaptive capacity, which have not been analyzed in detail in previous studies. Besides, the research framework has reflected the interaction between the three aspects of vulnerability livelihood to climate change and the five household of livelihood resources.
(ii) The thesis applies the Livelihood Vulnerability Index (LVI) to assess the vulnerability of household livelihoods to climate change. Based on the LVI index consisting of 7 components to measure livelihood vulnerability proposed by Hahn and colleagues (2009), the thesis has added an eighth factor which is natural resources (land, housing). Additionally, the thesis adjusted the sub-factors of exposure (including criteria for measuring past climate events) and sensitivity (including criteria for measuring health components, food, water source) to be more suitable for households in coastal areas.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis 

(1) The results of research show that the North Central coastal region is strongly influenced by 2 of the 4 most characteristic manifestations of climate change including heavy rains and extreme natural disaster events. This forces households to diversify their livelihood activities by undertaking two or more livelihoods at the same time to reduce vulnerability to climate change.
(2) The results of calculating the LVI index of 6 groups of livelihood activities shows that fishery livelihood is the most vulnerable livelihood group due to the impacts of climate change in the North Central Coast region. Self- business livelihood is the lowest vulnerability to climate change.
(3) The result of assessing adaptation capacity to climate change based on the model of livelihood resources factors shows 3 factors including: age of household head, average household income, and ability to access services, which have impact on the decision to change livelihoods.
(4) The thesis proposes 5 groups of solutions to support livelihood resources and livelihood strategies to adapt to climate change at region level for the North Central coastal provinces, especially, diverse crop structure, production towards quality safety standards; cattle farms; diverse logistics services require a career; enhance the role of agricultural service cooperation; configure the tourism chain connecting interprovinces along the North Central Coast region.
(5) The thesis proposes 9 climate change-adaptive livelihood models suitable for the household level in the North Central coastal region, with the following priority order, respectively: (i) the model of planting trees according to organic and safe standards;(ii) model of livestock rearing,(iii) duck farming integrated with fishery, (iv) aquaculture at the sea; (v) agricultural tourism; (vi)working in industrial areas; (vii) sea tourism;(viii) high-tech shrimp farming; and (ix) engage in e-commerce activities.